Chân dung người Sài Gòn xưa – 10 điều thú vị về Trương Vĩnh Ký


(2saigon.vn) – Trương Vĩnh Ký là một nhà học giả lẫy lừng với vốn kiến thức vô cùng uyên thâm. Tuy nhiên, lại có nhiều người cho rằng ông chỉ là “tay sai” của Pháp, khi đã đào tạo ra những thông ngôn viên thân Pháp. Và dù rằng tài giỏi là vậy, nhưng cuối đời, ông lại ra đi trong sự nghèo khổ và bệnh tật. Vậy thực hư về cuộc đời của Trương Vĩnh Ký là gì?

Chân dung Trương Vĩnh Ký

Chân dung Trương Vĩnh Ký

  1. Mồ côi cha và được các giáo sĩ Tây phương đỡ đầu.

Trương Vĩnh Ký sinh ngày 6/12/1837 tại Cái Mơn, xã Vĩnh Thành. Cha qua đời năm ông lên 3, cậu bé Trương Vĩnh Ký được một nhà truyền giáo mà mọi người hay gọi là ông “Cố Tám” chỉ cho học chữ Latin, chữ Nôm và ít chữ sau này gọi chữ “Quốc ngữ“. Năm 1946, Ký được ông Cố Tám gửi cho một người Pháp tên Borelle dạy tiếng Pháp và tiếng Latin. Sau này, khi ông Borelle có việc phải đi xa, đã gửi gắm cậu Ký lại cho Bouilleaux (cũng là người Pháp) thay ông nuôi dưỡng và lo việc học hành của Trương Vĩnh Ký. Và cũng chính Bouilleaux là người đã đưa cậu học trò Vĩnh Ký sang Campuchia du học tại một trường “quốc tế” dành cho Trung Hoa và các quốc gia vùng Đông Nam Á để mở mang kiến thức.

  1. Petrús Ký

Ngoài Trương Vĩnh Ký, mọi người còn gọi ông là Petrús Ký. Đây là tên thánh của ông trong đạo Công Giáo

Trương Vĩnh Ký thông thạo nhiều ngôn ngữ và đã biên soạn cũng như xuất bản nhiều đầu sách ngôn ngữ

Trương Vĩnh Ký thông thạo nhiều ngôn ngữ và đã biên soạn cũng như xuất bản nhiều đầu sách ngôn ngữ

  1. Trí thông minh sớm được bộc lộ

Năm lên 3, Ký đã thuộc làu Tam tự kinh. 4 tuổi học viết. 5 tuổi đến trường học Nho, chữ Nôm với thầy giáo. Vài ba năm sau đấy thì thông suốt Minh Tâm Bửu Giám, đọc Tứ thư, Ngũ kinh, thuộc nhiều thơ Đường, thơ Tống…

  1. 26 tuổi thông thạo 25 ngôn ngữ

26 tuổi thông thạo 25 ngôn ngữ Đông-Tây bao gồm: các tiếng Anh, Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hi Lạp, Latin, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Malaysia, Campuchia, Myanmar, Chăm… Đa phần các ngôn ngữ trên được Trương Vĩnh Ký tự trao dồi học hỏi với bạn bè cùng lớp trong thời gian du học ở trường Pinhalu (Một trường quốc tế tại Campuchia dành cho học sinh của vùng Đông Nam Á và Trung Hoa.) và trường ở Poulo Penang (Một hòn đảo nhỏ trên vùng Nam Dương, thuộc Malaysia)

trương vĩnh ký 2

Dẫu rằng làm việc cho Tây, nhưng suốt đời ông vẫn gắn với bộ quốc phục áo dài khăn đóng màu đen giản dị và mái tóc búi đặc trưng

  1. Dung hòa văn hóa Đông-Tây

Tuy chủ trương tiếp thu văn minh phương Tây, nhưng Trương Vĩnh Ký vẫn đề cao và duy trì văn hóa, đạo đức phương Đông, lấy đó làm nền tảng tiến bộ. Dẫu rằng làm việc với Tây và tiếp xúc với nhiều nền văn hóa mới, nhưng suốt đời ông vẫn gắn với bộ quốc phục áo dài khăn đóng màu đen giản dị và mái tóc búi đặc trưng.

  1. Làm nhiều chức vụ quan trọng

Trong suốt cuộc đời, Trương Vĩnh Ký đã từng làm qua rất nhiều việc như thông ngôn cho vua Đồng Khánh và Thống đốc Nam Kỳ, hiệu trưởng trường Thông Ngôn, chủ nhiệm tờ Gia Định báo, giáo sư ngôn ngữ và biên soạn sách ngôn ngữ.

Trương Vĩnh Ký và học trò

Trương Vĩnh Ký và học trò

  1. Nhân giống cây trồng ở Nam Bộ

Ông đã bỏ công sưu tầm và nghiên cứu các giống cây trồng và cho gieo trồng ở vùng Nam Bộ (Cái Mơn, Chợ Lách).

  1. 18 nhà bác học tiêu biểu của thế kỉ XIX

Trương Vĩnh Ký đã được tạp chí phương Tây bình chọn là 1 trong 18 nhà bác học tiêu biểu của thế kỉ XIX. Được ghi tên vào các danh nhân thế giới trong Tự điển Larousse.

Trường Petrus Ký thuở ban sơ

Trường Petrus Ký thuở ban sơ

  1. Cuối đời nghèo khó

Những năm cuối đời Trương Vĩnh Ký sống cảnh khó nghèo, chỉ lo xuất bản sách, để lại cho đời sau. Khu đất có cổng tường, nhà bia mộ ở vùng Chợ Quán (nay ở số 120 Trần Hưng Đạo, Q.5) là nơi ông đã hòa lẫn cùng cát bụi Sài Gòn.

  1. Trường Petrús Ký

Petrús Ký là một trường trung học lớn nhất Gia Định và dành cho nam sinh được xây dựng vào năm 1928. Tuy nhiên, sau năm 1975, chính quyền đã đổi tên ngôi trường này và con đường cùng tên thành Lê Hồng Phong.

Tổng hợp bài viết: Xuân Ngọc | Nguồn: tuoitre.vn, 150 hình bóng Sài Gòn – Tam Thái

 


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: