“Lửa” tình yêu của nữ võ sư U70 Sài Gòn


Trong giới võ thuật TP.HCM, có lẽ chẳng ai xa lạ gì với tên tuổi của nữ võ sư lừng danh Nguyễn Thị Thanh Loan. Dù nay đã bước sang tuổi thất thập nhưng bà vẫn “tung hoành” trên khắp các võ đường lớn ở Sài Gòn vừa thể hiện đam mê, vừa truyền lửa cho giới trẻ với giá trị văn hóa đáng quý của nghệ thuật võ cổ truyền Việt Nam. Động lực để nữ võ sư Thanh Loan vẫn còn giữ nguyên phong độ là ở tình yêu với người chồng đã đồng hành hơn nữa thế kỷ.

 “Gừng càng già càng cay”

70 tuổi, nếu như những người đồng nghiệp cùng trang lứa đã vui thú điền viên thì võ sư Thanh Loan vẫn ngày ngày miệt mài rong ruổi khắp các võ đường lớn của Sài Gòn. Bà cứ thế ngày ngày làm công việc xưa nay “không ai thể” là dạy võ cho bọn trẻ. Nhiều người vẫn thắc mắc: Một người phụ nữ 70 tuổi sẽ dạy võ như thế nào? Bởi ở độ tuổi này, một bã lão đi đứng nhanh nhẹn được đã là quý, chưa dám nghĩ đến việc luyện võ. Vì thế, khi chứng kiến võ sư Thanh Loan dạy môn võ Aikido cho các em thiếu niên, chúng tôi vẫn còn ngạc nhiên. Khi đi quyền, bà vẫn tỏ ra hết sức nhanh nhạy, dẻo dai, mạnh mẽ trong từng động tác.

vosu_1

Võ sư Thanh Loan cho biết, bà đã sống chung với môn võ Aikido được nữa thế kỷ. Từ khi còn nhỏ, bà đã được đi học võ, đến khi trưởng thành mới tìm thấy bộ môn thích hợp với mình và nguyện chung thủy với nó đến tận hôm nay. Ngoài Aikido, võ sư Thanh Loan còn biết nhiều thứ võ khác như Taekwondo, Judo, thiếu lâm tự. Riêng với Akido, bà đạt đến đẳng huyền đai quốc tế, được xem như bậc thầy trong giới võ thuật Sài Gòn.

Cũng chính bởi sống bằng niềm đam mê, lại có cơ hội luyện tập hằng ngày nên võ sư Thanh Loan có thể trạng tốt hơn những người cùng tuổi. Bà chia sẻ: Môn võ Aikido khác với các môn phái khác ở chỗ, nó nhẹ nhàng hơn và thiên về sự dẻo dai. Vì thế, trên sàn đấu Akido không phải cứ thao tác nhanh, mạnh là thắng. Nhờ tạp luyện bộ môn này mà bản thân bà cũng duy trì được sự dẻo dai cho cơ thể, đến tuổi này mà không hề mắc bệnh về xương khớp hay các bệnh khác.

Chính nhờ mô võ này mà từ khi còn là thiếu nữ có vẻ ngoài khá yếu đuối, cho đến khi tóc ngã mày bạc và trên gương mặc xuất hiện nhiều vết nhăn, bà cũng chưa từng bị ai bắt nạt. Thậm chí, nhiều lần bà còn dùng Aikido để tự vệ và dạy cho nhiều tên côn đồ một bài học nhớ đời. Bà nhớ: Lần gần đây nhất dùng Aikido để tự vệ là khi đi chợ. Hôm đó bà bắt gặp một tên móc túi những tưởng có thể dễ dàng lấy đi cái ví tiền của một bà già. Không ngờ, hắn sớm bị bà phát hiện và khống chế, sức trẻ của tên thanh niên cũng phải chào thua những thế đòn uyển chuyển và khéo léo của nữ võ sư 70 tuổi này. “Tuổi già sức yếu không tránh khỏi những lúc sơ sẩy, chẳng hạn như vấp ngã hay ngã xe, nhưng do đã được học thế ngã từ các môn phái võ thuật nên nhiều lần thoát nạn trước sự ngạc nhiên của mọi người” – bà Loan chia sẻ.
hình 1

Biết tôn trọng và cảm thông

Nói về võ sư U70 hiếm thấy này, không thể không nhắc đến người đàn ông đã sát cánh, chia ngọt sẻ bùi và nhất là cùng bà đồng hành nữa thế kỷ qua. Mặc dù, rất ít khi chia sẻ về chuyện cá nhân, nhưng những gì bà tiết lộ về cuộc sống hôn nhân hiện tại khiến nhiều người phải ngạc nhiên, bởi nó lạ không kém khi biết chuyện phụ nữ 70 tuổi còn bắt trộm, chống cướp.

Ông Đặng Văn Phát (chồng võ sư Thanh Loan) cũng nổi bật không kém trong giới võ thuật. Trái ngược với tưởng tượng của chúng tôi, để duy trì tình cảm mặn nồng chó đến ngày nay, hai võ sư lại chọn sự dịu dàng và lãng mạn. Nữ võ sư Thanh Loan kể: Chồng bà vốn là thầy giáo phụ trách lớp võ Aikido của bà. Họ gặp nhau lần đầu lúc 20 tuổi. Tuy là giáo viên dạy võ nhưng võ sư Đặng Văn Phát lại không bao giờ phô trương cái uy của mình. Ngược lại, ông là một người đàn ông nhẹ nhàng, vui vẻ, nhiệt huyết khiến học trò ngày nào cũng “say mê” thầy giáo cũng bởi tính cách đó. Sau này, khi đã thân thiết, võ sư Thanh Loan mới biết tuy bề ngoài nhẹ nhàng, nhưng bên trong người thầy lại ẩn chứa sức mạnh vô biên. Cảm nhận được đây sẽ là một chỗ dựa vững chắc, từ lòng ham mộ, tình cảm của võ sư Thanh Loan dành cho thầy giáo lớn dần và trở thành tình yêu.

hình 3

Và duyên số đã đưa đẩy hai người về bên nhau, sau khi kết hôn, vợ chồng võ sư Thanh Loan được mọi người gọi là “cặp đôi giang hồ”. Bởi cả hai cùng có chung niềm đam mê với võ thuật và ngày càng tập luyện trên các võ đường. Hơn thế, khi đến thăm gia đình võ sư Thanh Loan chắc hẳn mọi người đều phải giật mình ngạc nhiên, bởi trong tổ ấm của họ không hề có những món đồ như những căn phòng khác mà chỉ toàn những dụng cụ phục vụ cho việc dạy võ. Đặc biệt, có những thanh kiếm được bày trên tường, trong tủ cũng khiến bất cứ người khách nào khi nhìn vào cũng phải choáng ngợp.

Ông Đặng Văn Phát nay cũng hơn 70 tuổi, nhưng xét về sức khỏe và độ dẻo dai cũng không thua kém người vợ của mình. Khác với bà Loan, ông Phát không ngừng thường xuyên đứng ra giảng dạy nhưng lại thường đi khắp nơi để duy trì, phát triển hộ môn Aikido. Nếu như với các cặp vợ chồng khác, ở tuổi này có lẽ họ sẽ chọn cho mình một cuộc sống an nhàn, bình yên. Thế nhưng với vợ chồng võ sư này, tuy sống chung một mái nhà nhưng ông bà rất ít khi nhìn mặt nhau, bởi một người đều có những kế hoạch cho riêng mình. Dù vậy, đối với những người hàng xóm của ông bà trên một con hẻm đường Nguyễn Thiện Thuật (phường 2, quận 3, TP.HCM), thì ấn tượng của mỗi người lại là sự lãng mạn hiếm có của cặp vợ chồng U70 này dành cho nhau. Tuy được gặp là “cặp đôi giang hồ”, nhưng mỗi lời nói, hành động họ dành cho nhau lại hết sức về tình cảm.

Nữ võ sư Thanh Loan chia sẻ về cuộc sống hôn nhân của mình: “Tuy không thể lúc nào cũng cùng nhau ở nhà, nhưng bất cứ khi nào ở bên nhau là chúng tôi đều vứt bỏ hết những suy nghĩ về võ thuật. Chỉ dành cho nhau những giây phút thật sự êm đềm và ngọt ngào”. Bên cạnh đó, vào khoảng thời gian rãnh rỗi, ngoài cùng nhau ăn uống xem phim và chơi cùng các con cháu, hai võ sư cùng có sở thích bàn luận về võ thuật, về kiếm, thậm chí có lúc họ còn mang kiếm ra để biểu diễn với nhau. Có thể nói, những cây kiếm và tình yêu võ thuật luôn là sợi dây vô hình giữ trái tim họ luôn hướng về nhau.

Đối với cặp vợ chồng võ sư này, họ đến với nhau và ở bên nhau không chỉ vì các thế võ, những cây kiếm mà quan trọng đó là họ có cùng nhau chí hương theo tinh thần môn võ Aikido, đó là tình thương. Vì thế, hơn 10 năm nay ông Phát và bà Loan không chỉ dạy võ cho nhiều thế hệ học trò trở thành những võ sư nỗi tiếng, mà còn dạy võ cho những đối tượng đặc biệt là trẻ em khuyết tật, trẻ khiếm thị, trẻ bị bệnh Down và thiểu năng. Những đứa trẻ này nhờ sự hướng dẫn của võ sư Thanh Loan đã có thể thông thọ các thế võ Aikido, tinh thần nhờ đó cũng nhanh nhạy và sáng suốt hơn.

09.06.2016_bb_1465449386

Bà Loan tâm sự: “Trẻ khiếm thị, trẻ bệnh Down có học võ được không? Thường thì ai đó sẽ bảo là không, nhưng tôi nói được. Tất nhiên, dạy cho người bình thường cực một, thì dạy cho các em khiếm thị cực mười”. Dù vậy, ông bà vẫn kiệm lời khi nói về công sức dạy các em. Khi được hỏi: “Ở tuổi này, bà thấy niềm vui của mình là gì?”, võ sư Thanh Loan bộc bạch: “Cả hai chúng tôi có quỹ thời gian của mình không còn nhiều nên đang tranh thủ tối đa. Mỗi ngày, chúng tôi đến với các trẻ khuyết tật, trẻ thiểu năng, tháy chúng tiến bộ từng chút một, thấy nụ cười và cả những giọt nước mắt hạnh phúc của cha mẹ chúng. Tôi già mà được như vậy thì còn gì vui hơn”.

Không chỉ dùng võ thuật để giúp các em tìm lại chính mình, võ sư Thanh Loan còn thường xuyên tổ chức cho các em học hát, học vẻ rồi đi dã ngoại. Mạnh mẽ trên san võ là thế, nhưng ngoài đời khi chứng kiến cảnh cô vui đùa cùng các em, ít ai nghĩ nữ võ sư đã ở tuổi 70. Sau giờ học, nhiều em ôm chằm lấy cô mừng rỡ chuyện trò như mẹ con. Sân võ rộn ràng những tiếng cười, tình thương như được chuyển hóa thành những giọt lệ lăn dài trên khuôn mặt hạnh phúc của nữ võ sư đánh kính này.

Nguồn: Gia đình & Pháp luật | Bài & ảnh: Khởi My


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: