2saigon – Sau khi đạo diễn Thùy Dương dừng chân ở đêm thi tuần trước, cuộc cạnh tranh của 4 đạo diễn còn lại trong chương trình Kịch cùng Bolero 2018 càng trở nên quyết liệt. Lệ Quyên, Giáng My, Hà Kiều Anh… hội ngộ trong sự kiện của doanh nhân Dương Quốc Nam Đêm chung kết Sao Nối Ngôi mùa 3: Niềm hy vọng dành cho những hậu duệ Đặc biệt, kể từ đêm thi thứ 7, ngoài tác phẩm dự thi chính thức, các đạo diễn còn phải thể hiện khả năng xử lý nhanh của mình bằng việc phục dựng lại ngay trên sân khấu một đoạn, hoặc một tình huống trong tác phẩm từ góp ý của các giám khảo. Đêm thi thứ 7 vừa phát sóng tối qua là cuộc tranh tài của đạo diễn Minh Nhật và đạo diễn Thái Kim Tùng trong chủ đề “Nhà là nơi…”. Giám khảo của đêm thi là NSƯT Công Ninh, NSƯTTrịnh Kim Chi và ca sĩ Đông Đào. Ca sĩ Đông Đào hát live trên sân khấu, giúp đạo diễn Minh Nhật phục dựng phần kết vở diễn Ở trọ trần gian Đạo diễn Minh Nhật mang đến vở kịch Ở trọ trần gian với thông điệp nhà là nơi có tình thương, sự công bằng, là nơi mà đồng tiền không thể mua được những giá trị đạo đức.Vở kịch được cảm tác từ truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. 3 Lành (Thùy Trang) là một cô gái xinh đẹp nức tiếng trong vùng. Vì lời hứa hôn của bố mẹ, Lành được hứa gả cho Tư (NSƯT Hữu Quốc) – một chàng trai nhà quê nghèo khó, cục mịch. Mong muốn có được một cuộc sống giàu sang, Lành tìm mọi cách để không phải làm vợ của Tư. Nhan sắc của Lành lọt vào mắt xanh của ông hội đồng (Tiết Duy Hòa). Trong một đêm khuya, hắn đã lẻn vào nhà và cưỡng hiếp 3 Lành, lúc ra về hắn bị vấp phải con dao bị thương. Bằng sự toan tính của mình, Lành đi báo quan và khai rằng chính Tư đã cưỡng hiếp cô và đâm ông hội đồng bị thương. Vì lời khai đó, Tư phải đi tù 8 năm, cònLành về làm bà 3 của ông hội đồng giàu có. Ra tù, Tư tìm cách gặp Lành để làm rõ oan khuất nhưng bà không chịu gặp. Mang tiếng hiếp dâm con gái nhà lành, bị người đời khi dễ và xa lánh, Tư nhấn chìm cuộc đời của mình trong men rượu và sống bằng nghề đâm thuê chém mướn với biệt danh Tư Thẹo. Nhìn thấy Tư Thẹo lúc nào cũng ngật ngưỡng với con dao trên tay cùng những vết thương rướm máu chi chít trên người, ai cũng khiếp sợ. Trong 1 lần say rượu, Tư Thẹo nằm ngủ bên bờ sông thì vô tình thấy Sen (Phương Linh) đang tắm khuya. Bản năng đàn ông trỗi dậy, Tư Thẹo đã cưỡng hiếp Sen. Là một cô gái có dung mạo xấu xí với vết bớt to trên mặt, Sen lớn lên trong sự miệt thị, dè bỉu của mọi người. Trai làng cũng không ai thèm để ý đến cô. Chính vì vậy, sau đêm định mệnh với Tư Thẹo, niềm mơ ước có được một người đàn ông yêu thương, một gia đình hạnh phúc cho riêng mình nhen nhóm trong Sen. Cô muốn được chăm sóc cho Tư Thẹo nhưng cứ bị hắn cứ xua đuổi vì Tư Thẹo vốn hận đàn bà và trong lòng vẫn không dứt bỏ được 3 Lành. Biết Sen thất tiết cùng Tư Thẹo, cậu của cô là 6 Nổ (Hữu Tín) đã hô hoán Tư Thẹo cưỡng hiếp cháu mình. Đúng lúc này,vợ chồng hội đồng đi ngang qua. Nhìn thấy 3 Lành, Tư Thẹo xin được nói chuyện về oan khuất ngày xưa nhưng Lành không đồng ý và bỏ đi. Về nhà, 3 Lành bị ông hội đồng đánh bầm mặt vì ghen. Lo sợ sự hiện diện của Tư Thẹo trong làng sẽ khiến ông hội đồng cắn đắn và hành hạ mình nên 3 Lành tìm mọi cách để đuổi Tư Thẹo đi. Một mặt, bà cho tiền Sáu Nổ rủ Sen đi kiện Tư Thẹo vì tội cưỡng bức, một mặt bà cùng đám gia nhân đến gặp mặt nói rõ sự thật ngày xưa với suy nghĩ Tư Thẹo sẽ dẹp mộng yêu đương với mình và buồn tình bỏ xứ đi. Tuy nhiên,Tư Thẹo muốn rửa oan cho mình bởi tiếng oan mà anh phải gánh 8 năm qua đã hủy hoại cả cuộc đời và con người anh. Anh muốn cho dân làng biết nhưng chưa kịp thì đã bị chính 3 Lành đâm trước sự chứng kiến của 6 Nổ và đám tay sai. Bà ta tự tin dùng tiền bịt miệng tất cả để mọi người đều cho rằng Tư Thẹo say rượu, vấp phải con dao mà chết. Sau khi đám người của 3 Lành rút đi chỉ còn lại Sen và Tư Thẹo. Cô dìu Tư Thẹo lên chiếc ghe nhỏ và chèo đi trong vô định. Ước mơ được cùng người mình yêu đi đến một nơi mà người ta tin tưởng và đối xử với mình như một con người của Sen đã không thể thực hiện. Tư Thẹo đã trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay người đàn bà có tấm lòng đẹp hơn dung mạo bề ngoài, đã yêu thương anh bằng tình người. Vở kịch sử dụng các ca khúc Say, Một mình, Những lời này cho em, Đàn bà, Tâm sự với anh… Vở kịch của đạo diễn Minh Nhật đã mang đến sự xúc động cho người xem nhưng vẫn chưa chinh phục được giám khảo Công Ninh. NSƯT Công Ninh: “Tôi có cảm giác như có 1 sự thiếu hụt trầm trọng trong vở diễn này từ bố cục, tình huống đến hoàn cảnh, âm nhạc… vẫn chưa hợp lý lắm, chưa thuyết phục cảm xúc 1 cách trọn vẹn. Khoảnh khắc Tư Thẹo và Sen gặp nhau ở đầu kịch không hề đơn giản như vậy, bản năng sinh tồn của người phụ nữ mạnh mẽ lắm chứ không đơn giản như cô Sen trong kịch. Đoạn ông hội đồng và Ba Lành gặp Tư Thẹo thì cách xử lý của em chưa hợp lý, nên đặt bài hát Đàn bà vào đó. Tôi thích nhất trong tác phẩm khoảnh khắc Sen áp đặt Tư Thẹo ăn bát cháo, đoạn nhân vật Sen im lặng và bùng lên khi bà hội đồng tới. Lý do bà hội đồng giết Tư Thẹo không ổn, có cần thiết phải giết không để mang tội giết người?”. NSƯT Trịnh Kim Chi: Trong tác phẩm, em lột tả được chế độ phong kiến ngày xưa, người nghèo bị áp bức bởi đồng tiền của người giàu. Em để cho bà hội đồng đến tố cáo và nói luôn là đã từng gây tội ác đó thì không hợp lý, vì với quyền lực của bà hội đồng chỉ cần bỏ tiền ra để xử luôn chứ không cần phải nói ra để thêm nhiều người biết. Nếu em đã xử lý vết bớt đỏ thì hãy để ban đầu Tư Thẹonhìn thấy nó xấu khủng khiếp, đến cuối cùng đó lại là điều đẹp nhất. Tư Thẹo mở bàn tay che vết bớt hôn lên vết bớt đó rồi chết đi thì sẽ chạm đến cảm xúc người xem. Giám khảo Đông Đào: “Khi 2 người xuất hiện, Tư Thẹo hát bài Say thì Sen nên hát bài Một mình ngay thì cảm giác 2 người cô đơn gặp nhau, đến khi 2 người cùng đi đoạn cuối thì hãy để cho Tư Thẹo nói mình đang đi đến ngôi nhà của mình, có tình thương và sự công bằng. Kết thúc nên kết bằng bài Dòng đời mới mô tả được sự cô đơn của Sen”. Từ những góp ý của giám khảo, đạo diễn Minh Nhật đã phục dựng lại cái kết của vở kịch chạm đến trái tim khán giả hơn. Trong cái kết đó, Sen đưa Tư Thẹo đang bị thương lên chiếc ghe bỏ đi, Tư Thẹođã hôn lên vớt bớt của Sen, khen cô đẹp rồi ra đi mãi mãi trong tiếng nhạc nền của ca khúc Dòng đờido nữ giám khảo Đông Đào hát live trên sân khấu. Tiết mục của đạo diễn Minh Nhật nhận được số điểm 25,75. Không đồng ý phục dựng phần kết theo ý Giám khảo Công Ninh, Thái Kim Tùng vẫn bứt phá với vở kịch Ngôi nhà những người dưng. Quán quân CXV 2016 Nguyễn Anh Tú lần đầu hát bolero Sau tác phẩm đầu tiên gây được ấn tượng lớn là Tà dương sau đồi lộng gió, 2 tác phẩm tiếp theo của đạo diễn Thái Kim Tùng có phần bị chững lại. Chính vì vậy bước vào đêm thi tuần này, nhiều người trông chờ Thái Kim Tùng sẽ có sự bứt phá. Và anh đã làm được điều đó với vở kịch Ngôi nhà những người dưng. Nội dung của vở kịch nói về một đoàn tạp kỹ phiêu bạt rày đây mai đó. Ông Tám (Hữu Tiến) là chủ đoàn, có 2 người con. Người con trai tên Rớt (Nguyễn Anh Tú), là con ruột của ông với người vợ quá cố. Người con gái tên Lượm (Thanh Hiền), là con nuôi mà ngày xưa bà 3 (Hồng Đào), vì lỡ làng có con với người khác, không có tiền nuôi con nên nhờ ông nuôi dùm và bỏ đi Sài Gòn lập nghiệp. Rớt và Lượm yêu nhau nhưng ông Tám không tác hợp bởi Rớt chưa có sự nghiệp và ông tâm niệm yêu một người là phải lo cho người đó được đầy đủ, hạnh phúc. Một ngày nọ, bà 3 quay về tìm con. Sau 18 năm tha hương lập nghiệp, may mắn được làm con nuôi một gia đình giàu có, nay lại có cơ nghiệp trong tay nên bà 3 quay về, mong muốn mẹ con đoàn tụ và đưa Lượm ra nước ngoài sinh sống cùng gia đình. Ông Tám đồng ý vì đoàn hát của ông đang rất khó khăn nên ông không muốn Lượm phải theo ông chịu khổ. Lượm không muốn đi và Rớt cũng không muốn chia tay người yêu, nhưng trước sức ép của mẹ ruột và bố nuôi, cuối cùng Lượm cũng đi cùng mẹ về Sài Gòn. Rớt ở lại vì quá đau buồn nên trong một lần tập tiết mục phun lửa, anh vô tình làm cháy chiếc ghe của đoàn. Lúc đó, Lượm cùng mẹ trở về. Cô lao vào biển lửa cứu Rớt. Trước tình cảm yêu thương của cả 2, bà 3 đã quyết định cho Lượm ở lại cùng với đoàn và một mình ra đi. Vở kịch sử dụng các ca khúc Vui đời nghệ sĩ, Ô kìa đời bỗng vui, Đường tình đôi ngả, Chỉ 2 đứa mình thôi nhé, Nếu chúng mình cách trở… Đặc biệt, trong tiết mục, Quán quân Cười Xuyên Việt 2016 Nguyễn Anh Túlần đầu tiên thể hiện 3 ca khúc bolero. Anh nói đùa rằng đây là một quyết định khá táo bạo của đạo diễn Thái Kim Tùng vì ca hát không phải là thế mạnh của Anh Tú. Tuy nhiên, Quán quân Cười Xuyên Việt đã thể hiện các ca khúc cũng khá mùi mẫn. Diễn viên Thanh Hiền, Hữu Tiến và Tuyền Mập (vai bà Tám trong đoàn tạp kỹ) cũng tự mình thể hiện các ca khúc trong kịch vì cả 3 đều có khả năng hát tốt. Giám khảo Đông Đào nhận xét về vở kịch: Một bức tranh quê hương đẹp, tái hiện lại thời sân khấu cải lương, những gánh hát đi ghe đi diễn khắp nơi, Đông Đào cũng đi diễn từ năm 5-6 tuổi. Thanh Hiền và Anh Tú hát tốt, diễn hay. Giám khảo Trịnh Kim Chi biết đạo diễn Thái Kim Tùng là đồng nghiệp của chị vàchị từng tham gia vở diễn do Thái Kim Tùng làm đạo diễn. Nhận xét tiết mục, Trịnh Kim Chi cho rằng tiết mục có mô-tip quen thuộc, cho nhạc vào kịch hợp lý. Chỉ tiếc đoạn cuối nên cho người mẹ không đi nước ngoài mà ở lại cùng con gái, chung tay gầy dựng lại gánh hát vì đây là nơi con mình lớn lên. Giám khảo Công Ninh: “Tôi vẫn chưa hài lòng ở chi tiết đứa con gái tự tìm về gánh hát. Đáng ra bà mẹ phải dắt đứa con về, vì khi bà đem con gái về ở với mình thấy tối ngày ủ rũ thì bà đành chấp nhận rời xa đứa con. Khi chiếc ghe bị cháy, lúc đó món quà bà tặng cho con gái là chiếc ghe mới thì rất hay”. Đạo diễn Thái Kim Tùng rất thích gợi ý của NSƯT Công Ninh nhưng anh cho biết đó không phải là ý của mình mà anh muốn cô gái này phải tự chạy về thì mới hoang dã, đúng chất tuổi trẻ và của những đứa bé lớn lên ở môi trường này. Tổng hợp những gợi ý của ban giám khảo, đạo diễn Thái Kim Tùng đã bàn bạc cùng các diễn viên phục dựng lại phần kết của tiết mục dung hòa với quan điểm cá nhân của anh. Trong cái kết mới, Lượm đã trốn chạy về kịp cứu Rớt và kịp giữ lại bài vị bàn thờ tổ nghiệp. Bà 3 chạy về sau, nghe được những tâm tư tình cảm của con gái mong muốn ở lại với gánh hát, bà đã đồng ý. Bà cũng cho biết sẽ đóng tặng cho chiếc ghe mới để gánh hát có nơi mưu sinh và biểu diễn phục vụ văn nghệ cho bà con. Với vở kịch này, đạo diễn Thái Kim Tùng nhận được số điểm 26,5, vượt qua đạo diễn Minh Nhật. Chủ đề “Nhà là nơi…” sẽ tiếp tục trong tuần sau với 2 đạo diễn còn lại là Minh Tuấn và Bảo Châu. Minh Nguyễn