“Thôi, bây giữ lại đi học xài. Chị bây ở mấy ngày tốn nhiêu đâu” – chị Ng.. chủ nhà trọ có đúng một phòng trong một xóm nhỏ trên đường Nguyễn Trung Ngạn (Q.1, TP.HCM) nói với cô bé mướn nhà sáng 9-11. Xóm nhỏ lao động Nguyễn Trung Ngạn với nhiều người Sài Gòn gốc rất sạch sẽ, bình yên sáng 9-11 – Ảnh: M.C Cô bé sinh viên vốn dân tỉnh về Sài Gòn học dáng vẻ hiền lành lí nhí cảm ơn cô chủ nhà trọ kiêm chủ quán cà phê cóc không tên coi ra cũng không đông khách gì. Xóm nhỏ nằm giữa trung tâm sầm uất nhất Sài Gòn chỉ chừng vài chục hộ, hầu hết là dân Sài Gòn cố cựu. Dân trong xóm bán hủ tíu, cà phê, cơm…cho khách xung quanh, dân công sở quen biết ghé quán. Chị Ng. bảo: “Má chồng tui ở đây lâu lắm rồi. Tui về làm dâu nhà này vào chục năm nhưng cũng là dân khu lao động trên đường Trần Hưng Đạo”. Thiếu nữ Sài Gòn với chiếc Velo Solex thịnh hành đầu thập niên 60 thế kỷ trước trên đường Lê Lợi năm 1961 – Ảnh: LIFE Chị Ng. giải thích chuyện mình không nhận đề nghị “chị con dưới quê lên ở phòng con mấy ngày, tốn thêm điện nước” của cô bé sinh viên: “Trời, sắp nhỏ dưới quê lên, cứ chút lấy, chút lấy của tụi nhỏ thì tụi nhỏ sống làm sao?”. Đó không phải là chuyện cá biệt trong cách sống của người Sài Gòn bao lâu nay và bây giờ cũng vậy mà người ta ai cũng nói là sống hào hiệp: rộng rãi, sẵn lòng giúp đỡ người khác. Từ việc chỉ đường, thậm chí dân đường nhiệt tình cho bất kỳ ai, nơi khởi phát bình trà đá miễn phí, quán cơm 2.000 đồng, nhà tình thương… cho đến bao nhiêu lần đóng góp từ thiện cho bà con vùng bão lũ, nhưng số phận cơ nhỡ… đều nói lên một tính cách của người Sài Gòn hào hiệp. Tại sao người Sài Gòn sống hào hiệp? – Bạn là người Sài Gòn cố cựu hay là người Sài Gòn mới vài năm; từng ghé qua Sài Gòn.. có thể giải thích điều này không? Nguồn: http://tuoitre.vn/