“Chiến tướng” thân cận nhất của Đại Cathay duy nhất còn sót lại, ông có biệt hiệu là H “đầu bò”, cánh tay trái của Đại CaThay trong những ngày còn xưng hùng, xưng bá ở Sài Gòn trước năm 1975. Chốn ăn, chơi của người Sài Gòn xưa Con đường biến Sài Gòn xưa thành đô thị bậc nhất Lâu nay, báo chí, tiểu thuyết và cả phim ảnh nói rất nhiều về “Đại ca của các đại ca” ở Sài Gòn- Đại Cathay. Để tìm thông tin chính thống nhất, chúng tôi đã “may mắn” được tiếp cận với “chiến tướng” thân cận nhất của Đại Cathay duy nhất còn sót lại, ông có biệt hiệu là H “đầu bò”. Đây là một chiến tướng đắc lực, cánh tay trái của Đại CaThay trong những ngày còn xưng hùng, xưng bá ở Sài Gòn trước năm 1975. “Cánh tay đắc lực của Đại Cathay” H “đầu bò” một thời là cánh tay đắc lực của Đại Cathay Khi nhắc đến H “đầu bò” dân Sài thành hầu như đều rất rõ, thậm chí, nhân vật này đã từng được dựng thành phim. Vốn là một tri thức cũ, hòa bình lập lại, ông rửa tay gác kiếm, đi theo nghề báo, là một cây viết nổi tiếng từng được độc giả biết đến. Quá trình tiếp tận, PV đã có được ông H tiết lộ những tư liệu thành thực nhất về “Đại ca của các đại ca ở Sài Gòn”…. Trước năm 1975, xã hội đen trên đất Sài Gòn được người dân đặt cho cái tên vừa miệt thị vừa khiếp sợ, đó là “du đãng”. Có 4 trùm du đãng khét tiếng nhất ở Sài Gòn mà trong giới gọi là “tứ đại thiên vương”, đó là: Nhất Đại – nhì Tỳ – tam Cái – tứ Thế (tức Đại Cathay, Huỳnh Tỳ, Ngô Văn Cái và Ba Thế). Đại Cathay được xếp đầu bảng. Thế nhưng đối với cuộc đời Đại Cathay có kể kết luận bằng một câu: “Cuộc đời của Đại Cathay bắt đầu bằng nổi bất hạnh và kết thúc bằng nghi án đầy bí ẩn”… Trong ký ức của ông H “đầu bò” (vì lý do tế nhị, xin được dấu tên), ông vẫn còn nhớ nhí in sâu những kỷ niệm, tích cách, cách lãnh đạo băng nhóm và cả nghĩa khí, cuộc đời của Đại Cathay. Ông H “đầu bò” kể lại với chúng tôi rằng, vào thập niên 1960 và đầu đầu niên 1970 đã quá quen với hình ảnh của Đại Cathay được mô tả trên báo, được tiểu thuyết hóa và dựng thành phim. Đó là một thanh niên điển trai, đeo kính đen, với mái tóc bồng bềnh, quần Jean, giày cao cổ, trên môi không rời điếu thuốc, tay luôn “múa” hộp quẹt Zippo Ngày đó, cả đám “giang hồ” cộm cán, đám đàn em tin cẩn cũng không ai biết Đại Cathay là con ai, tên thật là gì. Chính Đại Cathay cũng… không biết tên thật của mình nốt. Hơn chục lần bị điệu về bót cảnh sát, Đại tự khai cho mình hơn chục lai lịch khác nhau. Theo đó, cha của hắn lúc là Lên Văn Cự, lúc lại là Trần Văn Trự… Mẹ của Đại Cathay cũng khá… nhiều tên, lúc là Hương, lúc là Duyên, sống hay chết thì “có trời mà biết”. Nói tóm lại, như Đại Cathay thường tự nhận, Đại Cathay là một thằng… con trời có lẽ xuôi tai hơn cả. “Tuổi thơ dữ dội” Kì thực, Đại tuổi Thìn, sinh năm 1940. Theo tìm hiểu của chúng tôi, mẹ của Đại tên gì không rõ, chỉ biết người xung quanh thường gọi là bà Sáu. Còn cha Đại thì chính tên là Lê Văn Cự, vốn cũng là một tay giang hồ hảo hớn ở khu vực chợ Cầu Muối. Sau năm 1945, Hai Cự tham gia kháng chiến, trở thành lính của “Mười ban tự vệ công tác thành”, sau đó bỏ vào chiến khu rừng Sác đầu quân vào bộ đội Bình Xuyên của thủ lĩnh Ba Dương (tức Dương Văn Dương). Đại giống cha như tạc. Thuở nhỏ, Đại Cathay sống với cha mẹ ở đường Đỗ Thành Nhân, Khánh Hội (nay la Đoàn Văn Bơ Quận 4). Cả cha lẫn mẹ của hắn đều nghèo, làm nghể chẻ củi thuê cho một vựa củi nằm bên kia Cầu Mống, cạnh chợ cũ, Quận 1. Đại thường xuyên trốn học chạy sang chơi vơi đám trẻ con bụi đời cạnh vựa củi. Hiền lành, ít nói, dù khuôn mặt rất ngầu, tính phóng khoáng, lại rất “lì đòn”, những đức tính được “thừa kế” đầy đủ từ cha đã giúp Đại nhanh chóng được đám trẻ đồng cảnh mến mộ. Đại Cathay (áo đen) và viên tướng đã tìm cách tiêu diệt Đại một thời. Sau 1945 cha Đại tham gia kháng chiến và bị bắt vào cuối năm 1946, bị đày ra Côn Đảo và ít lâu sau thì chết. Cha mất, mẹ lấy chồng khác. Bố dượng là 1 tay máu me cờ bạc, lại nghiện thuốc phiện năng nên gia sản dần dần biến hết. Cáu bẳn vì sinh kế, ông dượng thường nọc đứa con riêng của vợ ra hành hạ để hả cơn bực tức. Không chịu nổi, Đại bỏ học hẳn, sang vườn hoa Cầu Mống đánh giày, bán báo tự nuôi thân. Khu vực làm ăn của Đại là xung quanh nĐại Cathay tư Công Lý (nay là Khởi Nghĩa) – Nguyễn Công Trứ. Vì vậy mà ngay từ nhỏ Đại ít được gần cha, chủ yếu sống với mẹ ở đường Đỗ Thành Nhân, phường Khánh Hội (nay là đường Đoàn Văn Bơ, Quận 4). Quận 4 là vùng đô thị ven Sài Gòn mới ra đời, là nơi tập hợp của người dân tứ xứ bỏ quê vào thành thị. Vì vậy mà nơi đây rất phức tạp ngay từ khi nó mới ra đời, để rồi giới giang hồ Sài Gòn dựa dẫm vào quận 4 để hoạt động, biến nới đây thành “thánh địa” của xã hội đen Sài Gòn trước ngày giải phóng. Sống trong môi trường đó, Đại bỏ học từ nhỏ, thường chơi với đám trẻ con bụi đời chung quanh. Như thừa hưởng “gien” của người cha từng là dân “anh chị”, Đại sớm thể hiện là đứa trẻ có tính tình phóng khoáng, nhưng lại rất lì đòn, nhanh chóng được đám trẻ đồng cảnh nể phục, tôn là “Đại ca”. Chưa tới 10 tuổi đầu, Đại đã có thể luồn lách vào các chợ, sạp hàng ở chợ Vân Đồn, chợ Tôn Thất Thuyết để ăn trộm dưa, chuối về chia cho những đứa trẻ đồng cảnh ngộ. Theo Trí Thức Trẻ