(2SaiGon)- Đã bước sang cái tuổi xế chiều, nhưng cả hai vợ chồng cụ Trần Văn Thắng vẫn hằng ngày “đầu tắt mặt tối” trong gánh nặng “cơm áo gạo tiền”. Trong căn nhà ọp ẹp chừng chục mét vuông, những tiếng thở dài, tiếng rên rỉ của cơn đau tuổi già lại càng ám ảnh. Cụ ông 80 tuổi đơn độc nhọc nhằn mưu sinh bên xe hủ tiếu xào Cực nhọc nghề ngâm mình hàng giờ trong dòng nước thối dưới lòng đất Lần theo con đường đất, tôi tìm đến căn nhà của vợ chồng cụ Trần Văn Thắng (xã Đại Ân, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng) trong một buổi trưa nắng gắt. Căn nhỏ ọp ẹp, chừng chục mét vuông, lợp tạm bợ mấy tấm tôn mỏng vừa là chốn dung thân, vừa là kế sinh nhai của hai cụ. Đôi vợ chồng già, sống hiu quạnh trong căn nhà nhỏ ấy cũng đã hơn nửa đời người. Vui có, buồn có, nhưng tình cảm lúc nào cũng mặn nồng. Không có một đứa con, vợ chồng cụ phải nương tựa vào nhau để sống qua ngày. “Cũng từng mong ước có một đứa con để vui vầy cửa nhà, thế mà trời không cho, thì đành chịu, có bà ấy cạnh tôi là vui rồi!” – cụ Thắng tặc lưỡi cười một cái thật giòn. Ngày trước, khi còn sức, cụ Thắng cũng mở một tiệm sửa xe nhỏ để kiếm thêm thu nhập. Rồi cách đây vài tháng, cơn đau bụng quằn quại khiến cụ phải nhập viện. Khám ra mới vỡ lẽ mình bị viêm ruột nặng và cần mổ gấp. “Lúc ấy vét hết cả nhà còn mỗi 300 ngàn. Tiền đâu mà mổ… Cũng ráng chạy vạy, nhưng mãi cũng chả đủ đầy vào đâu…”- cụ nghẹn ngào nghĩ về ngày hôm đó. Thế là, từ đó, mọi gánh nặng đè nặng trên đôi vai người vợ. Bà vừa phải kiếm “miếng cơm” sống qua ngày, vừa chăm chồng, chạy vạy từng đồng để chữa trị cho cụ. Nghĩ lại, cụ Thắng lại càng biết ơn vợ mình hơn, người phụ nữ tần tảo ấy đã chăm chút cho ông từng li từng tí, cho ông động lực để an yên ở tuổi xế chiều. Nhờ sự giúp đỡ của bà con hàng xóm, cuối cùng hai vợ chồng cũng gom được ít tiền để chữa trị. Song, vì không đủ chi phí, cụ phải chấp nhận cảnh nối ruột ra ngoài, rồi xuất viện. “Bác sĩ bảo 6 tháng sau quay lại nối ruột, mà giờ chữa trị xong chỉ có nước bán nhà, nên thôi… sống gần 60 năm cũng là ơn trời rồi!”- ánh mắt cụ Thắng vẫn đầy lạc quan. Thương thay cho hoàn cảnh bất hạnh ấy, nhiều người trong xóm lại cùng nhau mỗi người một ít dựng lên cho cụ cái tủ, vài bộ bàn ghế, mua dăm gói mỳ để cụ có đồng ra, đồng vào. Ngày có được cái tiệm tạp hóa nhỏ này, vợ cụ Thắng đã vui sướng biết bao. Bà cứ rưng rưng nước mắt khi nhớ tới tình thương của những người láng giềng. “Đó là cái nợ tôi khó nào trả được”- bà cụ rưng rưng xúc động. Mỗi lần nhớ lại những ngày tháng vợ mình cơ cực, dậy sớm thức khuya, lo từng miếng ăn giấc ngủ cho mình, cụ Thắng lại nghẹn ngào xúc động. Biều rằng đoạn đường đi phía trước vẫn còn nhiều cơ cực, nhưng cả hai vợ chồng vẫn mãi lạc quan. Trong căn nhà ọp ẹp ấy, hằng ngày vẫn cứ vang lên những tiếng rên rỉ từ cơn đau hành hạ. Song, chưa bao giờ nó dập tắt tình yêu thương và hy vọng của hai vợ chồng cụ. Tôi chia tay hai cụ để tiếp tục cuộc hành trình tìm về “những số phận lênh đênh” khác ở miền sông nước. Cuộc nói chuyện ngắn ngủi đã khiến tôi học được bao bài học triết lý về tình người trong cuộc sống. Trời cũng bắt đầu ngã màu tối, những mảng màu sầm lại in hằn trên khuôn mặt đầy những nếp nhăn ấy. Tôi bước đi, nhưng trong tâm trí vẫn còn in hằn mãi câu nói của cụ Thắng: “Sống gần 60 năm cuộc đời, trải qua trăm chuyện cay đắng, sống giữa vạn tấm lòng người yêu thương,… với tôi đó đã phúc đức lớn trời cho.” Bài: Huy Hậu & Ảnh: Vô Tận