Có xóm nhà lá giữa Sài Gòn, nơi lũ trẻ hồn nhiên sống như cây cỏ, quen việc cạo vỏ gừng hơn là con chữ


Cuộc sống vất vả khiến những đứa trẻ trong xóm nhà lá ít có điều kiện được đi học cũng như vui chơi như bao trẻ em thành thị khác. Để tạo niềm vui cho mình, chúng tự chế những chiếc súng gỗ hay cùng nhau chơi các trò chơi dân gian.

Những người cuối cùng ở khu ổ chuột sắp bị giải tỏa giữa Sài Gòn

Những đứa trẻ “khát” chữ ở xóm nhà lá giữa lòng Sài Gòn

Nằm cạnh đại lộ Võ Văn Kiệt, cách cầu Lò Gốm (quận 6, TP.HCM) không xa có một khu nhà tạm bợ, lụp xụp đã tồn tại nhiều năm nay, có khoảng hơn 100 hộ dân sinh sống và làm việc. Họ đa phần là dân nhập cư từ miền Tây lên Sài Gòn để tìm kế sinh nhai. Người ta gọi đùa đây là xóm nhà lá ở kế bên xóm nhà lầu, dù trên thực tế, xóm này chẳng có nhà nào lợp mái lá, tệ lắm cũng là mái tôn rồi.

anh-7-1501476734091

Những đứa trẻ trong xóm nhà lá hồn nhiên chơi đùa với nhau.

Những đứa trẻ trong xóm nhà lá hồn nhiên chơi đùa với nhau.

Vừa bước vào xóm nhà lá, gần chục đứa trẻ vây lấy chúng tôi bằng những ánh mắt đầy nghi ngại, chúng thì thầm bàn tán về những con người đột nhiên xuất hiện trong xóm. Cuộc sống khá tách biệt, hầu như không đứa nào được đi học hay đi chơi những chốn mất tiền dịch vụ, tụi nhỏ chỉ quanh quẩn trong xóm nhà mình, tự chơi với nhau, tự bày trò này trò kia y sì tụi nhỏ ở miền Tây quê chúng vẫn chơi. Sau vài phút làm quen, những đứa trẻ đã vẽ ra một chân trời mới mà ở đó, những món đồ chơi dân gian từ một miền ký ức tuổi thơ dữ dội của chúng tôi lại hiện về.

Đường dẫn vào xóm nhà lá tại quận 6.

Đường dẫn vào xóm nhà lá tại quận 6.

Em An (10 tuổi) khoe cây súng gỗ của mình vừa mới chế tạo được.

Em An (10 tuổi) khoe cây súng gỗ của mình vừa mới chế tạo được.

Những nụ cười hồn nhiên, vô tư lự của tụi nhóc khiến ta bất giác yêu đời hơn.

Những nụ cười hồn nhiên, vô tư lự của tụi nhóc khiến ta bất giác yêu đời hơn.

Cầm trên tay cây súng gỗ buộc chằng chịt dây thun vừa mới chế tạo, bé An (10 tuổi) hồn nhiên khoe: “Súng của con đẹp không ạ, con làm mãi mới xong cây này đó, không có súng là mấy anh không cho con chơi. Tụi con chơi trốn tìm, bắn súng vui lắm chú ơi, chú ở đây chơi với con nhé”.

Không có tiền hay được bố mẹ mua cho những món đồ chơi xa xỉ, những cây súng gỗ chỉ đơn giản là sự chắp ghép của 2 mảnh gỗ mỏng, buộc dây thun để dính lại với nhau nhưng với tụi nhỏ xóm nhà lá, nó là món quà vô giá mà tuổi thơ chúng cần phải có.

Tuổi thơ của những đứa trẻ xóm nhà lá gắn liền với những món đồ chơi như súng gỗ, bịt mắt trốn tìm.

Tuổi thơ của những đứa trẻ xóm nhà lá gắn liền với những món đồ chơi như súng gỗ, bịt mắt trốn tìm.

Tiếng cười đùa không ngớt của những đứa trẻ rộn ràng cả xóm.

Tiếng cười đùa không ngớt của những đứa trẻ rộn ràng cả xóm.

Cùng chia nhau chút quà bánh mà bố mẹ vừa mua cho.

Cùng chia nhau chút quà bánh mà bố mẹ vừa mua cho.

Chia ra làm 3 tốp nhỏ, khoảng 10 đứa trẻ chí chóe gọi tên nhau chơi trò trốn tìm bắn súng. Những tiếng la “ình chíu”, hay “bùm bùm” khiến cho xóm nhà lá lúc nào cũng rộn rã tiếng cười đùa.

Tiếng cười ngặt nghẽo, hồn nhiên của lũ trẻ con cũng khiến những người lớn trong xóm vơi đi nỗi nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Ngồi cạo vỏ gừng, chị Bảy (quê Cái Bè, Tiền Giang) cho biết bà cùng các con đã lên xóm nhà lá hơn một năm nay. Vì cuộc sống ở quê vất vả, không ruộng vườn nên cả nhà 5 người dắt díu lên Sài Gòn để tìm kế sinh nhai. Mỗi ngày, chị Bảy phụ người ta cạo vỏ gừng, mỗi ký thu được 4.000 đồng. Trung bình kiếm khoảng 50.000 đồng đến 80.000 đồng/ngày. Với số tiền ít ỏi đó chỉ đủ gia đình chị trang trải cơm ngày ba bữa, chuyện học hành của những đứa con đành phải gác lại.

Chị Bảy làm công việc cạo vỏ gừng để nuôi sống gia đình.

Chị Bảy làm công việc cạo vỏ gừng để nuôi sống gia đình.

Ánh mắt hồn nhiên của đứa trẻ xóm nhà lá không được đến trường.

Ánh mắt hồn nhiên của đứa trẻ xóm nhà lá không được đến trường.

Số tiền ít ỏi thu được mỗi ngày chỉ đủ người dân trang trải cho cuộc sống cơm ngày ba bữa.

Số tiền ít ỏi thu được mỗi ngày chỉ đủ người dân trang trải cho cuộc sống cơm ngày ba bữa.

Chị cho biết: “Thấy tụi nhỏ ham học, tôi cũng ráng dành dụm mua sách vở rồi cho đi theo học ở lớp tình thương. Nhà thì đông người, cơm còn bữa đói bữa no, lấy tiền đâu ra cho tụi nhỏ để đi học. Dù thương con lắm, nhưng khả năng lo được đến thế nên đành chịu”.

Điều kiện sinh sống quá khó khăn, những người dân tại đây đa phần làm thuê, làm mướn để có được cơm ngày ba bữa nên những đứa trẻ con trong xóm nhà lá cũng không được đủ đầy như bao bạn bè cùng trang lứa. Hầu hết tụi nhỏ đều không được đi học hoặc nghỉ học giữa chừng, số ít được bố mẹ cho theo học tại các lớp tình thương.

Thỏa chí cười đùa trong khuôn viên nhỏ hẹp ở xóm.

Thỏa chí cười đùa trong khuôn viên nhỏ hẹp ở xóm.

Bé mèo luôn được An cưng chiều, bám An như keo.

Bé mèo luôn được An cưng chiều, bám An như keo.

Ánh mắt thích thú khi được cho xem hình ảnh của mình.

Ánh mắt thích thú khi được cho xem hình ảnh của mình.

Có những em tuy còn rất nhỏ nhưng phải phụ bố mẹ làm tỏi, cạo vỏ gừng, có em đi bắt ốc, hái rau nhút để đem bán phụ gia đình. Cuộc sống mưu sinh vất vả nên đối với tụi nhỏ, những món đồ chơi đắt đỏ luôn là một điều xa xỉ.

“Em thấy trên ti vi, mấy bạn có xe điều khiển trò chơi, nhiều món đẹp lắm, em cũng muốn có một chiếc xe nhưng sợ bố mẹ không có tiền nên hông dám nói”, bé Bảo (8 tuổi) bộc bạch.

Thử tài làm thợ chụp ảnh.

Thử tài làm thợ chụp ảnh.

anh-33-1501476972576

Ước mơ đến trường, ước mơ có được những món đồ chơi đầy màu sắc mà bất cứ trẻ em thành thị nào cũng dễ dàng sở hữu có lẽ quá xa xỉ đối với những đứa trẻ nơi đây. Niềm vui đơn giản mỗi ngày của tụi nhỏ là được quanh quẩn bên bố mẹ, vui đùa trong một không gian của mép ao, bờ ruộng nho nhỏ quanh nhà, í ới gọi nhau những cái tên quen thuộc như những đứa trẻ vùng nông thôn. Dẫu cho, ở thế giới bên ngoài kia có muôn ngàn màu sắc sặc sỡ, tụi nhỏ nơi đây cứ thế lớn lên mỗi ngày trong niềm vui của những chiếc tàu lượn bằng giấy hay cây súng gỗ.

Vui vẻ đón nhận những món quà của bố mẹ.

Vui vẻ đón nhận những món quà của bố mẹ.

Sài Gòn phồn hoa là thế, nhưng có lẽ đối với tụi nhỏ xóm nhà lá, những ánh đèn điện chạy dài trên phố, nơi trẻ em được bố mẹ chăm bẵm cho đi tàu lượn, xích đu vẫn còn lạ một thứ rất mới mẻ, lạ lẫm trong miền ký ức của chúng.

Tương lai của các em rồi sẽ đi về đâu, tôi cũng mơ hồ không kém ba mẹ các em, nhưng thỉnh thoảng, khi câu nói ngây ngô của những đứa trẻ lại văng vẳng bên tai tôi về một ước mơ được biết đọc, biết viết hay chỉ đơn giản có được một món quà trong một ngày đặc biệt, tôi lại thầm nghĩ, giá như, Sài Gòn hoa lệ cho cả người giàu lẫn người nghèo, để cái câu hoa cho người giàu, lệ cho người nghèo không còn day dứt nữa..

Theo afamily


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: