Lê Văn Đại (24 tuổi, quê xã Thuận An, Thừa Thiên-Huế), là công nhân trong xưởng may tư nhân Thế Anh (phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú), xưởng may mà người chủ bỏ trốn ngay những ngày giáp tết khi còn nợ lương hơn 20 công nhân suốt cả năm nay. Bộ ảnh đầy ấn tượng về nhịp sống Sài Gòn thập niên 1960 Sự khác biệt về phong cách sống Sài Gòn – Hà Nội Theo thỏa thuận, thợ sẽ nhận lương một lần vào cuối năm, nếu ai có nhu cầu thì chỉ được ứng 500.000 đồng. Đại kể anh vào TP.HCM gắn bó với xưởng may này đã hơn năm năm. Anh với chủ như người thân trong gia đình, mọi chuyện đều thủ thỉ với nhau như hai anh em ruột thịt vậy. Rồi người chủ mà Đại coi như người nhà đó đã ôm tiền đi mất, nỗ lực làm việc của anh trong năm qua coi như tan tành. Hôm qua, anh ngồi ở bệ cửa căn nhà (cũng là xưởng may) kể cho tôi nghe về những dự định của mình khi nhận được tiền công cuối năm, trong đó có khoản gửi về cho cha mẹ ăn tết, mua quần áo cho mấy đứa em… Ngày chủ ôm tiền bỏ đi trước ngày cưới của Đại không lâu (Đại cưới vợ ngày 25-12). Anh rơi vào bế tắc khi mọi khoản tiền dự tính để chi trả cho đám cưới của mình đều không còn. Thiệp cưới đã phát đi không thu lại được, Đại bán chiếc xe Sirius mua được hai năm nay, đổi lấy chiếc Dream đời cũ để có phương tiện đi lại… Cô vợ mà Đại sắp cưới gia cảnh cũng khó khăn không kém. Cả cuộc đời của cô gái đó chỉ biết hy sinh cho gia đình, làm bao nhiêu đều gửi về cho cha mẹ lo cho mấy đứa em dù có lúc không còn cả tiền ăn. Anh quyết định cưới vì nghĩ rằng sẽ chăm lo được cho người mình thương nhưng ai mà ngờ được chuyện xảy đến như vậy. Một ngày cuối năm, Đại gọi cho tôi, kể rằng đám cưới vui lắm, bạn bè đến đủ cả nhưng cưới xong em lỗ mất…900.000 đồng. Sau đám cưới, những người làm cùng xưởng với Đại đã về quê hết vì quá buồn. Có người vợ mới sinh xong, phải đưa về quê ngay để đỡ chi phí. Có chị phải nuôi hai con nhỏ, sợ gánh không nổi tiền trọ cuối năm nên cũng về. Chỉ còn mình Đại ở lại TP này… “Mình đang đi tìm việc. Đã có cái nghề trong tay nên gì mình cũng kiếm được tiền để lo tết cho gia đình, cha mẹ và các em. Đất Sài Gòn không phụ ai đâu!” – Đại nói một cách chắc nịch. Theo PLO
Đại kể anh vào TP.HCM gắn bó với xưởng may này đã hơn năm năm. Anh với chủ như người thân trong gia đình, mọi chuyện đều thủ thỉ với nhau như hai anh em ruột thịt vậy. Rồi người chủ mà Đại coi như người nhà đó đã ôm tiền đi mất, nỗ lực làm việc của anh trong năm qua coi như tan tành. Hôm qua, anh ngồi ở bệ cửa căn nhà (cũng là xưởng may) kể cho tôi nghe về những dự định của mình khi nhận được tiền công cuối năm, trong đó có khoản gửi về cho cha mẹ ăn tết, mua quần áo cho mấy đứa em… Ngày chủ ôm tiền bỏ đi trước ngày cưới của Đại không lâu (Đại cưới vợ ngày 25-12). Anh rơi vào bế tắc khi mọi khoản tiền dự tính để chi trả cho đám cưới của mình đều không còn. Thiệp cưới đã phát đi không thu lại được, Đại bán chiếc xe Sirius mua được hai năm nay, đổi lấy chiếc Dream đời cũ để có phương tiện đi lại… Cô vợ mà Đại sắp cưới gia cảnh cũng khó khăn không kém. Cả cuộc đời của cô gái đó chỉ biết hy sinh cho gia đình, làm bao nhiêu đều gửi về cho cha mẹ lo cho mấy đứa em dù có lúc không còn cả tiền ăn. Anh quyết định cưới vì nghĩ rằng sẽ chăm lo được cho người mình thương nhưng ai mà ngờ được chuyện xảy đến như vậy. Một ngày cuối năm, Đại gọi cho tôi, kể rằng đám cưới vui lắm, bạn bè đến đủ cả nhưng cưới xong em lỗ mất…900.000 đồng. Sau đám cưới, những người làm cùng xưởng với Đại đã về quê hết vì quá buồn. Có người vợ mới sinh xong, phải đưa về quê ngay để đỡ chi phí. Có chị phải nuôi hai con nhỏ, sợ gánh không nổi tiền trọ cuối năm nên cũng về. Chỉ còn mình Đại ở lại TP này… “Mình đang đi tìm việc. Đã có cái nghề trong tay nên gì mình cũng kiếm được tiền để lo tết cho gia đình, cha mẹ và các em. Đất Sài Gòn không phụ ai đâu!” – Đại nói một cách chắc nịch. Theo PLO