Xóm nặn bếp ông Táo duy nhất Sài Gòn ngày cận Tết


Dưới chân cầu Rạch Cây (quận 8), những người thợ ở xóm nặn bếp ông Táo tất bật làm việc để kịp phục vụ khách ngày cận Tết.

Xóm lồng đèn hơn nửa thế kỷ ở Sài Gòn hối hả mùa Trung thu

Làng nghề mành trúc xuất khẩu tồn tại hơn nửa thế kỷ ở Sài Gòn

Những ngày giáp Tết, gần 20 thợ làm lò ông Táo của gia đình ông Trần Văn Tiếp (quận 8), nơi duy nhất còn làm bếp đất ở Sài Gòn, khẩn trương làm ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày Tết ông Táo. Theo tín ngưỡng dân gian, ngày cúng ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp) là ngày "vua bếp" lên chầu trời báo cáo việc bếp núc, làm ăn và cư xử của gia đình trong năm. Vào ngày này, các gia đình thường cúng bái bàn thờ gia tiên hoặc tại bếp trong nhà, đồng thời cũng thay luôn mấy "ông Táo" đã sứt mẻ.

Những ngày giáp Tết, gần 20 thợ làm lò ông Táo của gia đình ông Trần Văn Tiếp (quận 8), nơi duy nhất còn làm bếp đất ở Sài Gòn, khẩn trương làm ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày Tết ông Táo.
Theo tín ngưỡng dân gian, ngày cúng ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp) là ngày “vua bếp” lên chầu trời báo cáo việc bếp núc, làm ăn và cư xử của gia đình trong năm. Vào ngày này, các gia đình thường cúng bái bàn thờ gia tiên hoặc tại bếp trong nhà, đồng thời cũng thay luôn mấy “ông Táo” đã sứt mẻ.

Theo ông Tiếp, duy trì nghề nặn lò đất trong thời buổi đô thị hóa đã khó, việc làm ra một chiếc lò còn khó hơn bởi phải trải qua gần 20 công đoạn từ chọn đất, nặn tạo hình đến nung và gia cố sản phẩm.

Theo ông Tiếp, duy trì nghề nặn lò đất trong thời buổi đô thị hóa đã khó, việc làm ra một chiếc lò còn khó hơn bởi phải trải qua gần 20 công đoạn từ chọn đất, nặn tạo hình đến nung và gia cố sản phẩm.

"Gắn ba chân cho bếp là một công đoạn quan trọng để tạo nên hình thù cho chiếc bếp ông Táo. Phải chọn loại đất sét mịn, dẻo ở dưới miệt vườn Tiền Giang, Long An", ông Nhạc, thợ hành nghề hơn 10 năm tại xưởng, cho biết.

“Gắn ba chân cho bếp là một công đoạn quan trọng để tạo nên hình thù cho chiếc bếp ông Táo. Phải chọn loại đất sét mịn, dẻo ở dưới miệt vườn Tiền Giang, Long An”, ông Nhạc, thợ hành nghề hơn 10 năm tại xưởng, cho biết.

Sau đó, những chiếc lò tiếp tục được người thợ dùng dao cắt gọt, tạo hình sản phẩm cho đẹp mắt. "Do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao nên ngoài chất lượng thì mẫu mã rất quan trọng", ông Sáu Mẫn, thợ làm nghề, chia sẻ.

Sau đó, những chiếc lò tiếp tục được người thợ dùng dao cắt gọt, tạo hình sản phẩm cho đẹp mắt. “Do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao nên ngoài chất lượng thì mẫu mã rất quan trọng”, ông Sáu Mẫn, thợ làm nghề, chia sẻ.

Sau đó, những chiếc lò tiếp tục được người thợ dùng dao cắt gọt, tạo hình sản phẩm cho đẹp mắt. "Do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao nên ngoài chất lượng thì mẫu mã rất quan trọng", ông Sáu Mẫn, thợ làm nghề, chia sẻ.

Sau đó, những chiếc lò tiếp tục được người thợ dùng dao cắt gọt, tạo hình sản phẩm cho đẹp mắt. “Do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao nên ngoài chất lượng thì mẫu mã rất quan trọng”, ông Sáu Mẫn, thợ làm nghề, chia sẻ.

"Lò nung suốt hai ngày một đêm bằng trấu. Mỗi lần nung khoảng 1.000 chiếc", ông Tiếp, chủ xưởng, chia sẻ.

“Lò nung suốt hai ngày một đêm bằng trấu. Mỗi lần nung khoảng 1.000 chiếc”, ông Tiếp, chủ xưởng, chia sẻ.

Những chiếc vỉ, dụng cụ để đặt vào trong lòng bếp lò được tạo hình và phơi khô.

Những chiếc vỉ, dụng cụ để đặt vào trong lòng bếp lò được tạo hình và phơi khô.

Để cạnh tranh độ bền của các loại bếp gas, bếp điện, xưởng làm lò đất của ông Năm Tiếp còn bọc vỏ cho bếp lò bằng khuôn nhôm.

Để cạnh tranh độ bền của các loại bếp gas, bếp điện, xưởng làm lò đất của ông Năm Tiếp còn bọc vỏ cho bếp lò bằng khuôn nhôm.

Sau khi lò được bọc nhôm, người thợ tiếp tục trát lớp đất sét mỏng bên ngoài để đảm bảo độ bền, đẹp.

Sau khi lò được bọc nhôm, người thợ tiếp tục trát lớp đất sét mỏng bên ngoài để đảm bảo độ bền, đẹp.

Ông Tiếp lựa chọn những chiếc bếp thành phẩm để xuất xưởng. "Giá mỗi chiếc lò từ 30.000 đến 100.000 đồng tùy kích cỡ. Tôi luôn tin vào mỗi dịp Tết, bà con thường xài loại bếp truyền thống này", ông Tiếp nói.

Ông Tiếp lựa chọn những chiếc bếp thành phẩm để xuất xưởng. “Giá mỗi chiếc lò từ 30.000 đến 100.000 đồng tùy kích cỡ. Tôi luôn tin vào mỗi dịp Tết, bà con thường xài loại bếp truyền thống này”, ông Tiếp nói.

Những chiếc bếp ông Táo được xếp gọn để chờ đưa lên xe, mang đi tiêu thụ. Theo ông Tiếp, cơ sở của gia đình phục vụ khách chủ yếu tại TP HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Những chiếc bếp ông Táo được xếp gọn để chờ đưa lên xe, mang đi tiêu thụ. Theo ông Tiếp, cơ sở của gia đình phục vụ khách chủ yếu tại TP HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Theo vnexpress


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: