Vừa đăng ký đề tài luận văn tốt nghiệp đại học, Nguyễn Hải Đăng phát hiện bệnh suy thận giai đoạn cuối. Giữa cơn tuyệt vọng đó, em cố lấy lại tinh thần và bảo vệ thành công luận văn bằng robot Asimo. Hôm đó, Đăng nhờ bạn bè dìu lên những bậc thang vào lớp và phụ đưa robot ra đặt trên bàn để thuyết trình. Bảng thành tích siêu khủng của 9x nhận học bổng từ cả Oxford và Harvard Mẹ con ‘ve chai’ bới từng thùng rác hạnh phúc với những huy chương học giỏi Không tin vào sự thật Là một học sinh ngoan, đạt thành tích giỏi suốt 12 năm phổ thông, Nguyễn Hải Đăng (23 tuổi, ngụ P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) luôn được mọi người và bạn bè yêu quý. Từ nhỏ, em đã đam mê những môn khoa học tự nhiên toán, lý, hóa và mê các trò chơi lắp ráp, đặc biệt là robot. Robot là niềm động lực giúp Nguyễn Hải Đăng vực dậy tinh thần chống lại bệnh tật hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp đại học. ẢNH: AN HUY1 Vì vậy, sau khi hoàn thành cấp THPT, Đăng đã thi vào khoa Điện tử trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Trong thời gian theo học, Đăng luôn đạt thành tích tốt, đặc biệt là các môn thực hành. Thời gian đó, ngoài giờ học, Đăng đã tự mày mò nghiên cứu tài liệu nước ngoài và học hỏi thầy cô, bắt đầu đam mê chế tạo robot của mình. Nhờ sự sáng tạo và chăm chỉ, Đăng đã tạo ra được robot vận hành tốt vượt qua nhiều bạn bè trang lứa trong trường, làm đại diện trường tham gia cuộc thi Robocon miền Nam. Tuy nhiên, do còn thiếu kinh phí chế tạo nên con robot do Đăng làm ra chưa đủ mạnh để đánh bại các đối thủ đến từ các trường khác ở khu vực phía nam. Nhưng đó là một sự khích lệ rất lớn về tinh thần để giúp Đăng giữ vững đam mê và phát huy đến sau này. Mê robot nên đến năm cuối đại học, Đăng cũng tự chọn cho mình một đề tài luận văn “Bản sao robot Asimo” (Robot nổi tiếng của Nhật Bản), được xem là khó, và từ xưa đến nay chưa sinh viên nào làm được. Với con robot này nếu hoàn thành, con người có thể điều khiển hoạt động bằng giọng nói. Robot còn trả lời câu hỏi bằng ngôn ngữ và trình diễn đá bóng… Khi đăng ký đề tài xong, Đăng bắt tay công việc ngay từ hôm sau với tất cả nhiệt huyết, cố gắng hoàn thành trong thời gian 3 tháng để đúng hạn bảo vệ luận văn. Tuy nhiên, một biến cố không may đã đến với cuộc đời của mình: Đăng bị suy thận giai đoạn cuối. Buổi bảo vệ luận văn tốt nghiệp bằng robot Asimo của Đăng. ẢNH: NGUYÊN SƠN Đăng kể: trong một lần chạy xe máy đi công việc về nhà, em bị tai nạn nhưng rất may chỉ bị trầy ở bàn chân. Em đã đến hiệu thuốc tây mua thuốc về uống cho nhanh lành để tiếp tục công việc, nhưng khi uống thuốc vào, tay chân em bị phù to lên. Thấy vậy gia đình mới đưa em vào bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM khám. Tại đây, qua chẩn đoán xét nghiệm, bác sĩ thông báo em bị suy thận giai đoạn cuối, phải nhập viện điều trị trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, với sức khỏe của một người con trai học võ từ nhỏ đến lớn, không hút thuốc, nhậu nhẹt…Đăng không tin vào điều đó. Mãi đến khi khám thêm ở hai bệnh viện uy tín khác và cùng cho ra kết quả tương tự, mọi điều lo lắng bấy lâu cũng thành hiện thực phũ phàng. “Lúc bác sĩ ở BV Gia Định thông báo kết quả, em chỉ cười và không bao giờ tin. Thời gian qua sức khỏe em hoàn toàn bình thường, ngày nào em cũng đi tập võ và ăn uống điều độ, tránh xa chất kích thích nên luôn tin vào bản thân. Rồi khi gia đình khuyên, em mới khám thêm ở hai bệnh viện và cùng cho ra kết quả suy thận, lúc đó bản thân em mới sốc và đau buồn”, Đăng kể. Những ngày đầu biết bạo bệnh, Đăng suy sụp tinh thần hoàn toàn, nhưng có gia đình và bạn bè luôn ở bên động viên, cộng với niềm đam mê còn dang dở, em đã vực dậy tinh thần và thăm khám chữa bệnh, tiếp tục ước mơ robot Asimo làm luận văn tốt nghiệp của mình. “Khi nhận đề tài xong và biết bản thân bị bệnh nặng, tinh thần em suy sụp dữ lắm. Nhưng rồi có bạn bè và gia đình ở bên động viên, cộng với niềm ước mơ cháy bỏng nên bản thân cũng dần lấy lại cân bằng, cố gắng chữa bệnh. Em sẽ luôn lạc quan và mạnh mẽ, nếu giờ nản chí thì xem như em tự dập tắt đam mê của mình và mất tất cả”, Đăng tâm sự. Không bao giờ từ bỏ giấc mơ Kể từ đó, mỗi tuần Đăng đều lên bệnh viện chạy thận, thời gian còn lại tiếp tục nghiên cứu và chế tạo Asimo để kịp kỳ bảo vệ luận văn đang đến gần. Đăng cho biết, những hôm ghé bệnh viện xong, em đều nhờ mẹ chở sang chợ điện tử Nhật Tảo (Q.10) để tìm mua thiết bị, máy móc về chế tạo. Đối với khung sườn robot không có sản phẩm trên thị trường, em phải cất công tự thiết kế và đi in 3d. Con robot Asimo có thể điều khiển bằng giọng nói con người. ẢNH: AN HUY Sau gần 3 tháng chống chọi với bệnh tật, cuối cùng con robot mini Asimo cũng hoàn thành trong sự mong đợi và cố gắng của Đăng. Hôm bảo vệ luận văn, do sức khỏe không được tốt, Đăng phải nhờ bạn bè dìu lên những bậc thang vào lớp và phụ giúp đưa robot ra đặt trên bàn để bản thân thuyết trình, vận hành. Sản phẩm nhận được sự đánh giá cao của các giảng viên trong khoa, nhà trường, xưa nay ít ai làm được. Với nghị lực lấy lại tinh thần trong lúc bệnh và cháy với đam mê robot của mình, trong buổi bảo vệ luận văn, Nguyễn Hải đăng đã khiến mọi người có mặt trong hội trường phải xúc động và khâm phục với phiên bản robot Asimo do em làm. Anh chàng này tốt nghiệp thạc sĩ, kỹ sư chuyên ngành Điện tử – Tự động hóa của Học viện Khoa học ứng dụng quốc gia Lyon (INSA de Lyon, Pháp) nhưng quyết bỏ chuyên ngành mình học để theo đuổi niềm đam mê bất tận, đó là âm nhạc. Chàng trai đó là Phạm Văn Minh (24 tuổi, quê ở Quảng Ngãi). Đăng cho biết, thời gian tới nếu xét nghiệm thành công, ba sẽ cho thận và tiến hành phẫu thuật ghép cho em. Nhưng bác sĩ nói chỉ ổn định trong vòng 20 năm và ngày nào cũng phải uống thuốc. Nhưng em sẽ không bao giờ bỏ cuộc, dù 20 năm hay là gì đi nữa, em cũng sẽ cố gắng hết sức để thực hiện được niềm đam mê. Em luôn tin trong 20 năm đó, nền khoa học thế giới sẽ nghiên cứu thành công và chữa được dứt điểm căn bệnh suy thận không chỉ em mà nhiều người đang mắc phải. Sau khi ghép thận, em sẽ cố gắng nghiên cứu tiếp và xin học bổng đi du học nước ngoài để tìm hiểu chuyên sâu về robot, tương lai có thể về lại quê hương phát triển ngành công nghệ này. Cầm con robot Asimo trên tay với những bộ phận được kết nối với nhau hết sức tinh vi và kỹ thuật, nhìn vào Hải Đăng, tôi có thể cảm nhận được một niềm đam mê khoa học công nghệ đang cháy bỏng trong em. Dù sản phẩm đầu tay không được bọc giáp đẹp mắt nhưng con robot bảo vệ luận văn của em có thể đi, nói chuyện theo giọng nói của con người, tôi tin em sẽ chiến thắng bệnh tật và là thế hệ trẻ phát triển thành công hơn nữa công nghệ robot của nước nhà trong tương lai. Theo Thanh niên