Những ngày đầu thành lập, phố đi bộ Nguyễn Huệ là điểm hẹn hấp dẫn của người dân TP. HCM và du khách. Tuy nhiên, theo thời gian, sự lôi cuốn ban đầu của con phố đã giảm dần do thiếu các tiện ích đi kèm và chưa định hình hoạt động. Phố đi bộ Nguyễn Huệ xuống cấp, nguyên nhân do đâu? Nghiêm cấm buôn bán hàng rong, tổ chức ăn uống trên phố đi bộ Nguyễn Huệ Cụ thể, do mặt đường được lát toàn bộ bằng đá granite nhưng cây xanh dọc hai bên quá ít nên trời nắng gắt, hơi nóng phả lên từ các viên đá khiến người tản bộ chỉ muốn thoát khỏi đoạn đường trên. Cũng vì thế, phố đi bộ chỉ đông vào buổi tối, nhất là các ngày cuối tuần. Tuy nhiên, khách du lịch qua đây, ngoài việc đi lại, chụp vài tấm hình làm kỷ niệm thì cũng không biết làm gì khác. Hoạt động ẩm thực đường phố trên tuyến phố ít ỏi, trong khi hàng rong lại khá phổ biến. Thời gian trước, có một số bạn trẻ đến đây chơi nhạc, vài nghệ sĩ nghiệp dư đàn cho nhiều người hát theo hoặc biểu diễn những điệu nhảy đẹp mắt với phong cách ngẫu hứng, người xem vừa thưởng thức nghệ thuật vừa cổ vũ hoặc hát theo. Người đi xe máy vẫn vô tư băng qua phố đi bộ Con phố trở nên nhộn nhịp, sôi động. Tiếc là gần đây không còn hoạt động này. Đó là chưa kể ở các điểm đèn dừng cho người đi bộ qua đường, khi đèn báo màu đỏ, nhiều xe máy vẫn cố tình chạy qua hay tình trạng xe máy vô tư băng qua đường, thậm chí trước mặt lực lượng TNXP, làm “mất điểm” trong mắt du khách và người dân TP. Phố đi bộ là một loại hình không gian công cộng, nơi diễn ra các sự kiện văn hóa giao tiếp cộng đồng kết hợp dịch vụ thương mại phục vụ người dân. Ngoài việc cần có lực lượng an ninh để giữ gìn trật tự, ban quản lý cần tổ chức nhiều hoạt động mang bản sắc riêng, khai thác hết tiềm năng của phố đi bộ, biến nơi đây thành địa điểm nổi tiếng để mua sắm, du lịch, vui chơi, giải trí… Theo NLD