Người phụ nữ 62 tuổi cả đời không lấy chồng vì mải nuôi mẹ và dì, nhà là hai cây dù cũ nát nép dưới chân cầu ở Sài Gòn


“Trót sinh ra phận con cái, mẹ già cô còn chưa lo nổi, thì sao dám nghĩ đến hạnh phúc riêng”, nở một nụ cười hiền hậu, cô Xuân khẽ đưa tay quệt ngang giọt nước mắt trên đôi gò má rồi lặng lẽ bới tô cơm chiều, đút cho người mẹ già.

Phía sau hình ảnh 2 chiếc võng đong đưa bên lò khoai nướng của người mẹ nghèo ở Sài Gòn

Mẹ bỏ đi, bà nội 60 tuổi làm giúp việc, chạy xe ôm nuôi 3 đứa cháu ở Sài Gòn

Từ nhiều năm nay, cuộc sống của gia đình cô Lê Thị Thanh Xuân (62 tuổi, ngụ phường Cầu Kho, quận 1) cùng người mẹ già Nguyễn Thị Trắng (86 tuổi) và dì ruột Nguyễn Thị Mai (85 tuổi) chưa một ngày bớt khổ. Không nhà cửa, nghề nghiệp, cả gia đình cô Xuân chỉ biết nép mình dưới hai cây dù mục nát bên cạnh công viên dưới chân cầu vượt Nguyễn Văn Cừ để sinh sống qua ngày.

Không dám lấy chồng vì sợ mẹ già yếu, cô Xuân phải vất vả để chạy lo cơm ngày 3 bữa cho cả gia đình.

Không dám lấy chồng vì sợ mẹ già yếu, cô Xuân phải vất vả để chạy lo cơm ngày 3 bữa cho cả gia đình.

Cụ Trắng đã 86 tuổi nhưng chưa một ngày được an nhàn khi nghèo đói vẫn bám lấy cuộc đời cụ.

Cụ Trắng đã 86 tuổi nhưng chưa một ngày được an nhàn khi nghèo đói vẫn bám lấy cuộc đời cụ.

Sinh ra ở một vùng quê nghèo tại Đồng Tháp, ba mất sớm, từ nhỏ cô Xuân đã phải theo mẹ lên Sài Gòn làm thuê làm mướn. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, lại thất học, hai mẹ con cô Xuân chỉ biết lấy vỉa hè, xó chợ làm nơi trú ngụ sau mỗi ngày mưu sinh. Ít lâu sau, cụ Mai cũng lên Sài Gòn đi làm thuê cùng chị gái.

Ngồi kế bên cô Xuân, cụ Trắng rưng rưng nước mắt: “Khi ấy bà đi rửa chén thuê, ai kêu gì làm nấy ở chợ Nancy cũ (quận 5). Lúc đó bà khỏe lắm, có hôm phải bốc vác cả bao tải cà rốt nặng gần 100 ký lận. Chỉ mong ngày nào cũng có việc, để con Xuân khỏi phải nhịn đói”.

Chồng mất sớm, cụ Trắng phải rời bỏ quê hương lên Sài Gòn mưu sinh.

Chồng mất sớm, cụ Trắng phải rời bỏ quê hương lên Sài Gòn mưu sinh.

Nụ cười hiền hậu của cụ Trắng.

Nụ cười hiền hậu của cụ Trắng.

Năm 2009, khu chợ Nancy bị giải tỏa, không còn việc làm nên cụ Trắng cùng cụ Mai xin vào trong con hẻm 12/1 đường Nguyễn Văn Cừ để dựng lều ở tạm, tằn tiện sống qua ngày. Từ đó đến nay, túp lều cũ nát trở thành tổ ấm của ba người đàn bà lam lũ.

Để có tiền trang trải cuộc sống, hằng ngày, cô Xuân phải dậy từ rất sớm để phụ bưng bê đồ đạc, ai kêu gì làm nấy rồi tranh thủ đi chạy xe ôm, đưa đồ cho người ta. Có hôm không có việc làm, cả ba người nhà cô Xuân phải nhịn đói cho qua bữa.

Hai cây dù tạm bợ dưới chân cầu Nguyễn Văn Cừ là nơi trú ngụ của cả gia đình cụ Trắng.

Hai cây dù tạm bợ dưới chân cầu Nguyễn Văn Cừ là nơi trú ngụ của cả gia đình cụ Trắng.

Ba người phụ nữ lớn tuổi chỉ biết nương nhờ nhau trong những ngày cuối đời.

Ba người phụ nữ lớn tuổi chỉ biết nương nhờ nhau trong những ngày cuối đời.

“Người ta thấy mình đàn bà, lại già yếu, ai nào dám thuê để đi làm thường xuyên. Hôm nào may mắn lắm, cô kiếm được khoảng 50.000 đồng, đủ để ba mẹ con rau mắm, có khi 3 bữa gộp một mà chẳng đủ no”, khẽ lau nước mắt, cô Xuân nói tiếp: “Mình còn mẹ, còn dì mà không lo nổi, thì sao dám đi lập gia đình cơ chứ. Nhiều lúc cô tủi thân, thấy người ta có chồng con, được sum vầy hạnh phúc, nhìn lại mình, chỉ có đôi bàn tay trắng, không một đồng vốn bên cạnh. Buồn lắm mà biết nói với ai”.

Những ngày Sài Gòn bắt đầu đổ mưa lớn, hai cây dù xiêu vẹo không còn đủ sức để trú ngụ, cô Xuân lại hớt hải đi nhờ những người hàng xóm, cho mẹ và dì một chỗ tá túc trong mưa. Còn cô Xuân vẫn ngồi co ro dưới chiếc dù mục nát, lạnh cóng người để chờ mưa tạnh.

Nhiều lúc tủi thân, cụ Trắng chỉ muốn chết đi cho cô Xuân bớt khổ.

Nhiều lúc tủi thân, cụ Trắng chỉ muốn chết đi cho cô Xuân bớt khổ.

Hai chị em cụ Trắng, cụ Mai đã ở Sài Gòn hơn 60 năm nay.

Hai chị em cụ Trắng, cụ Mai đã ở Sài Gòn hơn 60 năm nay.

Cuộc sống cứ thế trôi qua, cái nghèo cái khổ cứ đeo bám gia đình cô Xuân như một nỗi ám ảnh kinh hoàng. Dè dặt, tiện tặn từng đồng để nuôi mẹ và dì, cô Xuân chỉ ước một ngày, cả gia đình có được một bữa no. “Có lúc mẹ thèm thịt, dành dụm lắm mới dám mua về cho mẹ miếng thịt mỡ. Nhìn mẹ ăn mà cô chỉ biết đứng khóc, giá mà cô có công ăn việc làm ổn định thì bà đâu khổ như thế này”, cô Xuân chia sẻ.

Đi gần hết một đời người, rơi bỏ quê hương chỉ vì miếng cơm manh áo, cụ Trắng và cụ Mai cũng chẳng còn mơ ước nào ngoài việc cơm ngày ba bữa được đủ đầy. Nhìn thấy cô Xuân cực khổ, cả ngày tất bật kiếm từng đồng để chăm chút cho gia đình, cụ Trắng nhiều lúc chỉ muốn chết đi để con gái bớt khổ.

Cô Xuân cho biết những ngày mưa gió, cả gia đình không thể ngủ được vì vừa ướt, vừa lạnh.

Cô Xuân cho biết những ngày mưa gió, cả gia đình không thể ngủ được vì vừa ướt, vừa lạnh.

Đôi bàn tay co rúm của cụ Trắng sau những năm vất vả mưu sinh.

Đôi bàn tay co rúm của cụ Trắng sau những năm vất vả mưu sinh.

Cụ nghẹn lời: “Bà cũng nhiều lần khuyên nó lấy chồng, để hai bà vào trung tâm người già đi mà nó nào có chịu nghe. Nó bảo có khổ cực đến mấy, cũng phải chăm sóc cho hai bà. Chỉ sợ một ngày hai bà mất đi, một mình con Xuân lại côi cút, nghĩ mà xót lắm con ơi”.

Thấy hoàn cảnh gia đình cô Xuân khó khăn, nhiều người dân xung quanh khu vực này cũng thường hay lui tới giúp đỡ. Vì không nhà cửa nên mọi chuyện tắm rửa, giặt giũ, điện thắp sáng xe bánh mì của gia đình đều được người dân hỗ trợ. “Cũng nhờ hàng xóm thương tình, hôm nào có tiền thì trả 2.000 đồng tiền tắm giặt, không có họ cũng cho luôn. Cô chỉ mong mỗi ngày, có đủ cơm cho mẹ và dì ăn là mãn nguyện lắm rồi”, cô Xuân rớt nước mắt.

Tình cảm giữa cụ Trắng và cụ Mai lúc nào cũng thắm thiết.

Tình cảm giữa cụ Trắng và cụ Mai lúc nào cũng thắm thiết.

Tình cảm giữa cụ Trắng và cụ Mai lúc nào cũng thắm thiết.

Tình cảm giữa cụ Trắng và cụ Mai lúc nào cũng thắm thiết.

Có lẽ, với gia đình cô Xuân lúc này, chuyện có một mái nhà che mưa che nắng đã không còn là ước mơ của họ nữa khi nỗi lo toan về cơm ngày ba bữa đã trở thành gánh nặng hiện hữu mỗi ngày. “Ước gì, cô mua được miếng thịt nạc cho mẹ và dì, không còn ăn thịt mỡ nữa thì tốt biết mấy”, câu nói của cô Xuân như gói gọn tất cả mong ước của gia đình. Với cô, lo được ngày ba bữa no và có tiền thuốc men chữa bệnh cho mẹ và dì khi đau ốm là niềm tin để cô sống những tháng ngày còn lại của cuộc đời.

Cô Xuân chỉ dám ước có một ngày, bữa cơm của gia đình đủ cá thịt để sinh sống.

Cô Xuân chỉ dám ước có một ngày, bữa cơm của gia đình đủ cá thịt để sinh sống.

Nếu có dịp đi qua chân cầu Nguyễn Văn Cừ, nơi hẻm 12/1, bạn hãy ghé vào thăm gia đình cụ Trắng nhé.

Nếu có dịp đi qua chân cầu Nguyễn Văn Cừ, nơi hẻm 12/1, bạn hãy ghé vào thăm gia đình cụ Trắng nhé.

Hi vọng rằng, bằng tình yêu thương, sự đùm bọc lẫn nhau của cô Xuân dành cho mẹ và dì ở tuổi xế chiều sẽ giúp cô vượt qua những ngày chông chênh phía trước.

Theo afamily


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: