(2SaiGon) – Hơn 20 năm, phòng khám Hội Cựu chiến binh Phường 10 (Quận 3, TP. HCM) trở thành địa chỉ tin cậy và mang lại nhiều niềm vui cho các bệnh nhân nghèo. Nơi đây có những cô chú từng khoác trên mình màu xanh áo lính nay lại màu áo “blouse trắng” nguyện cống hiến phần đời còn lại, khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo như một niềm hạnh phúc tuổi già. Trẻ nghèo được phẫu thuật và can thiệp tim miễn phí Chàng trai nghèo nhận sửa giày dép miễn phí cho người nghèo… Những “chiến công” thầm lặng! Phòng khám Hội Cựu chiến binh nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Cách Mạng Tháng 8 (Phường 10, Quận 3, TP. HCM) ai nấy cũng không khỏi tò mò bới những hình ảnh đã trở nên thân thuộc với người lao động nghèo. Tay trong tay, những người tóc bạc phơ cùng tấm áo trắng lao mình vào những công việc khám bệnh cứu người. Phòng khám được thành lập năm 1994. Ban đầu, phòng khám được UBND Phường 10 cấp cho 1 bãi đất trống, dựng lên căn nhà cấp 4 lớp tôn. Còn trang thiết bị chỉ một bàn làm việc, 1 chiếc gường bệnh cùng chăn, gối, được anh chị em lấy của gia đình mang đến. Tính cho đến nay, phóng khám đã có 20 năm tuổi. Ngần ấy năm, những y bác sĩ ngày đầu mới thành lập phòng khám giờ người còn, người mất. Nhưng phòng khám vẫn luôn địa chỉ tin cậy của những bệnh nhân nghèo và cả sự quan tâm của cộng đồng. Mỗi ngày, phòng khám tiếp nhận và khám chữa bệnh khoảng 30 bệnh nhân. Hầu hết trong số đó đều là những phận đời nghèo khổ, bần hàn tìm đến chữa bệnh bằng vật liệu trị liệu và châm cứu, mà không dùng thuốc. Chú Nguyễn Hữu Đức (79 tuổi) là một trong những y, bác sĩ có thâm niên lâu năm làm việc tại phòng khám này tâm sự: Sau khi rời quân ngũ, chú chuyển công tác tại Sở Y tế Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương và Bình Phước). Lúc về hưu chuyển đến sống và tham gia Hội Cựu chiến binh Phường 10 này. Và rồi từ đó, chú đã bén duyên với nghề “lương y như từ mẫu”. Còn trong ký ức cô Nguyễn Thị Thụ (80 tuổi), người gắn bó lâu nhất với Phòng khám chia sẻ: “Đã 20 năm làm việc tại phòng khám, già thấy hạnh phúc vì rất nhiều bệnh nhân nghèo đến đây họ chữa bệnh đã có lành bệnh và trở lại cuộc sống bình thường. Đó là niềm vui lớn nhất của những người trong nghề”. Ngoài chú Đức, cô Thụ, nơi đây còn có rất nhiều lương y giỏi, kinh qua nhiều đơn vị công tác nhiều vị trí khác nhau trong ngành y tế. Có người đã gắn bó hơn 15 năm với phòng khám này. Ai nấy cũng có những niềm đam mê riêng với nghề. Sự cống hiến phần đời còn lại chữa trị cho những bệnh nhân nghèo, các cô các chú ở phòng khám lấy đó làm niềm vui và luôn thấm nhuần lời dạy của Bác: “Việc gì có lợi cho dân thì khó mấy cũng phải làm”. Luôn mag “nụ cười” đến người nghèo Sau những năm hoạt động, Phòng khám của Hội Cựu chiến binh Phường 10 đã dành trọn niềm tin yêu với những lao động nghèo. Còn nhớ mốc son năm 2004, UBND Quận 3 đã hỗ trợ chi phí tu sửa và nâng cấp phòng khám thêm một lầu cho rộng rãi và thoáng mát. Và rồi từ tiếng lành đồn xa, các mạnh thường quân, nhà hảo tâm đến xin đầu tư mua thêm trang thiết bị, giường bệnh, máy móc như máy kéo sống, máy quang châm, siêu âm laze góp phần cùng cô chú khám, chữa bệnh cho người nghèo được tốt hơn. Một bệnh nhân hồ hởi nói: Tui lên đây giúp việc cho một đình ở quận 3. Mấy tháng nay, thấy xương khớp mình đau nhức, đêm không ngủ được. Gia đình không có tiền đi bệnh viện, nên được nhiều người giới thiệu đến phòng khám của các chú ở đây. Sáng nào làm xong việc nhà, tui tranh thủ là đến đây được các chú tận tình châm cứu, nay đã đỡ rất nhiều. Từ đó cũng thấy đỡ nhiều. Theo lịch, mỗi buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần, Phòng khám luôn có từ 7-8 người túc trực. Không phân biệt các đối tượng, có người già bị tai biến, đến người lao động té chấn thương xương khớp đều được các chu cô ở đây đón tiếp và tận tình khám chữa bệnh. Không chỉ khám chữa bệnh tại phòng khám, các chú còn tham gia các đoàn thiện nguyện đi khám cho những nghèo ở vùng sâu vùng xa, vùng giáp ranh biên giáp các nước bạn Lào, Campuchia. Nhiều chuyến nhận lời mời của đoàn thiện nguyện đi vùng sâu vùng xa khám chữa bệnh cho bà con. Mới đây nhất là theo chân đoàn thiện nguyện ở TP. Hồ Chí Minh ra vùng miền núi miền Trung khám và phát thuốc cho bà con dân tộc ở đó. Tuổi cao, sức yếu nhưng hết thẩy cô chú đều cảm thấy rất vui vẻ và hào hứng. Chú Đức kể: “Đi vậy mới thấy mình còn dẻo dai, cảm thấy còn có sức, còn lo được thì cứ đi, chứ bà con cần những người hảo tâm đến với họ lắm. Và khi làm được những điều bình dị như thế với bà con nghèo thấy hạnh phúc biết bao. Mong sẽ mãi có sức khỏe dẻo dai như vậy…”. Đó cũng chính là tâm niềm, phương châm sống mà các cô chú đã, đang và sẽ làm. Sỹ Đồng