Ngôi miếu hơn 300 năm giữa sông ở Sài Gòn


Miếu Phù Châu nằm giữa một nhánh của sông Sài Gòn (TP HCM) có tuổi đời 3 thế kỷ được nhiều người tìm đến bởi sự linh thiêng.

Những ngôi chùa hơn 200 năm tuổi ở Sài Gòn

Check-in ngôi chùa Thái có “một-không-hai” Sài Gòn

Miếu Phù Châu trên sông Vàm Thuật (phường 5, quận Gò Vấp, TP HCM) là một trong những công trình tín ngưỡng độc đáo ở Việt Nam. Miếu được xây gần như bao trùm trên một cồn đất nhỏ có diện tích khoảng 2.500 m2 nổi giữa sông Vàm Thuật, một nhánh sông Sài Gòn.

Miếu Phù Châu trên sông Vàm Thuật (phường 5, quận Gò Vấp, TP HCM) là một trong những công trình tín ngưỡng độc đáo ở Việt Nam. Miếu được xây gần như bao trùm trên một cồn đất nhỏ có diện tích khoảng 2.500 m2 nổi giữa sông Vàm Thuật, một nhánh sông Sài Gòn.

Để sang được miếu, khách phải đi đò với giá 10.000 đồng một chuyến. Do địa thế đặc biệt giữa lòng sông nên miếu thường được người dân gọi là Miếu Nổi.

Để sang được miếu, khách phải đi đò với giá 10.000 đồng một chuyến. Do địa thế đặc biệt giữa lòng sông nên miếu thường được người dân gọi là Miếu Nổi.

Vẫn không rõ thời gian cụ thể xây dựng, ước chừng thời gian dựng miếu vào đầu thế kỷ 19. Tương truyền, một người đàn ông chài lưới trên đoạn sông này đã lưới phải xác một phụ nữ. Ông đã đem chôn lên cù lao rồi lập một miếu nhỏ để thờ oan hồn. Từ đó cuộc sống của ông khấm khá hơn.

Vẫn không rõ thời gian cụ thể xây dựng, ước chừng thời gian dựng miếu vào đầu thế kỷ 19. Tương truyền, một người đàn ông chài lưới trên đoạn sông này đã lưới phải xác một phụ nữ. Ông đã đem chôn lên cù lao rồi lập một miếu nhỏ để thờ oan hồn. Từ đó cuộc sống của ông khấm khá hơn.

Những người dân, chủ ghe thuyền sau đó tới đây cầu phúc nhiều. Dần dà, họ dựng lên một ngôi miếu khang trang thờ Ngũ Hành, Long Mẫu. Trước năm 1975, đây là điểm hành hương nổi tiếng của người dân Sài Gòn nhưng sau đó gần như bị bỏ hoang. Đến năm 1989, một người Hoa tên Lục Câu bỏ tiền sửa sang, khôi phục lại miếu.

Những người dân, chủ ghe thuyền sau đó tới đây cầu phúc nhiều. Dần dà, họ dựng lên một ngôi miếu khang trang thờ Ngũ Hành, Long Mẫu. Trước năm 1975, đây là điểm hành hương nổi tiếng của người dân Sài Gòn nhưng sau đó gần như bị bỏ hoang. Đến năm 1989, một người Hoa tên Lục Câu bỏ tiền sửa sang, khôi phục lại miếu.

Sau nhiều lần trùng tu Phù Châu miếu đã trở nên khang trang và lối kiến trúc đặc sắc pha lẫn nét văn hóa Việt – Hoa. Chính điện của Phù Châu miếu được thiết kế cầu kỳ và đẹp mắt.

Sau nhiều lần trùng tu Phù Châu miếu đã trở nên khang trang và lối kiến trúc đặc sắc pha lẫn nét văn hóa Việt – Hoa. Chính điện của Phù Châu miếu được thiết kế cầu kỳ và đẹp mắt.

Chính giữa gian tiền điện thờ Phật Di Lặc, hai bên thờ Phật Tổ Như Lai và Địa Mẫu.

Chính giữa gian tiền điện thờ Phật Di Lặc, hai bên thờ Phật Tổ Như Lai và Địa Mẫu.

Không chỉ có địa thế độc đáo mà hình ảnh hơn 100 con rồng lớn nhỏ được đặt khắp nơi cũng là điểm đặc biệt của Miếu Nổi. Ngay lối vào miếu và chánh điện là những con rồng to lớn đang chầu.

Không chỉ có địa thế độc đáo mà hình ảnh hơn 100 con rồng lớn nhỏ được đặt khắp nơi cũng là điểm đặc biệt của Miếu Nổi. Ngay lối vào miếu và chánh điện là những con rồng to lớn đang chầu.

Những con rồng được chạm trổ, vẽ... ở nhiều vị trí trong miếu với nhiều tư thế khác nhau. Phổ biến nhất là hình ảnh lưỡng long tranh châu ở phần mái của ngôi miếu.

Những con rồng được chạm trổ, vẽ… ở nhiều vị trí trong miếu với nhiều tư thế khác nhau. Phổ biến nhất là hình ảnh lưỡng long tranh châu ở phần mái của ngôi miếu.

Những con rồng được chạm trổ tinh xảo, uốn lượn ôm lấy thân cột. Các gian thờ bên trong, trái, phải đều có khắc rất nhiều đôi rồng sinh động, đẹp mắt.

Những con rồng được chạm trổ tinh xảo, uốn lượn ôm lấy thân cột. Các gian thờ bên trong, trái, phải đều có khắc rất nhiều đôi rồng sinh động, đẹp mắt.

Toàn bộ các con rồng, cột, tường, mái... của miếu được cẩn sứ tỉ mỉ.

Toàn bộ các con rồng, cột, tường, mái… của miếu được cẩn sứ tỉ mỉ.

Phần mái của miếu cũng chạm trổ tinh xảo với hàng trăm nghìn mảnh sứ tạo thành hình ảnh rồng, chim, mây núi...

Phần mái của miếu cũng chạm trổ tinh xảo với hàng trăm nghìn mảnh sứ tạo thành hình ảnh rồng, chim, mây núi…

Dù địa thế khó đi nhưng Miếu Nổi thu hút khách từ khắp nơi đến du lịch thưởng ngoạn, thắp hương cầu an, nhất là các ngày rẳm, dịp lễ Tết...

Dù địa thế khó đi nhưng Miếu Nổi thu hút khách từ khắp nơi đến du lịch thưởng ngoạn, thắp hương cầu an, nhất là các ngày rẳm, dịp lễ Tết…

Hồi bé tôi vẫn hay theo mẹ đi Miếu Nổi. Bây giờ, mỗi năm tôi cũng đi đến đây vài lần thắp nhang, phóng sinh để cầu an. Ngôi miếu này được nhiều người truyền là rất linh thiêng, bà Lê Thị Thanh Tú (52 tuổi, quận Gò Vấp) nói.

Hồi bé tôi vẫn hay theo mẹ đi Miếu Nổi. Bây giờ, mỗi năm tôi cũng đi đến đây vài lần thắp nhang, phóng sinh để cầu an. Ngôi miếu này được nhiều người truyền là rất linh thiêng, bà Lê Thị Thanh Tú (52 tuổi, quận Gò Vấp) nói.

Năm 2010, Phù Châu Miếu được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Thành phố.

Theo Vnexpress


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: